Tham dự buổi sinh hoạt có các đồng chí đại diện Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh; Bí thư các chi bộ Hành chính, Tài chính - Quản trị, Nhà khách Tỉnh ủy và các đồng chí đảng viên trong Chi bộ.
Tại buổi sinh hoạt, đã có 6 ý kiến tham gia, hầu hết các ý kiến đều cho rằng đây là buổi sinh hoạt có ý nghĩa và rất bổ ích, là dịp để cho các đồng chí trong chi bộ bày tỏ những suy nghĩ cũng như nêu lên những kinh nghiệm của mình trong công tác biên tập văn bản. Các ý kiến phát biểu đã có những cách tiếp cận, đặt vấn đề khác nhau, nhưng qua thảo luận, Chi bộ đã tập trung phân tích sâu sắc về cách biên tập văn bản để văn bản ngày càng có chất lượng hơn.
Kết luận buổi sinh hoạt, đồng chí Hoàng Ái - Bí thư Chi bộ đã nhấn mạnh Học tập và làm theo Bác về nêu cao trách nhiệm trong biên tập văn bản sẽ giúp cho từng đảng viên trong chi bộ từng bước nâng cao khả năng và kỹ thuật biên tập văn bản; đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong thời kỳ mới.
Để cung cấp thêm thông tin cho các chi bộ, Ban biên tập xin đăng lại Báo cáo đề dẫn và các bài phát biểu của các đảng viên chi bộ Tổng hợp tại buổi sinh hoạt.
ĐỀ DẪN
Sinh hoạt chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
* * *
Chủ đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014 là “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.
Hôm nay, chi bộ tổng hợp sinh hoạt chuyên đề với nội dung “Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác biên tập văn bản”.
I. Sinh thời, Bác Hồ là người hết sức quan tâm đến công tác biên tập văn bản. Người thường nói “Chớ ham dùng chữ bóng bẩy. Muốn cho người đọc hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết dễ hiểu, ngắn gọn, phù hợp với người xem, người nghe”
Từ đó, Người yêu cầu người biên tập văn bản phải có 5 điều kiện cần và đủ là:
1. Phải say sưa với công tác biên tập, phải “lao tâm, khổ tứ” thì mới có hiệu quả.
2. Phải nâng cao trình độ văn hoá, trình độ lý luận nhất định nếu thiếu nền tảng này thì khó đạt chất lượng cao của công tác biên tập.
3. Phải có độ dày thực tiễn; có khả năng nắm bắt quy luật cuộc sống.
4. Phải có năng lực bút pháp và kiến thức cơ bản về kỹ thuật biên tập văn bản.
5. Phải trung thực và trong sáng.
Học tập và làm theo Bác; trong những năm qua, chi bộ tổng hợp thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ chuyên viên được đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, đồng thời bồi dưỡng kỹ năng, kỹ thuật biên tập văn bản. Chi bộ luôn nhắc nhỡ chuyên viên phải say sưa, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong biên tập, phải xem mỗi văn bản là đứa con tinh thần của mình. Nhờ đó, trong thời gian gần đây, chất lượng một số văn bản được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của Ban Thường vụ và Thường Trực Tỉnh ủy.
* Tuy vậy, vẫn còn một số đồng chí vẫn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa say sưa với công tác biên tập văn bản; nên văn bản còn dài, hàm lượng thông tin ích hữu ích còn ít, chất lượng văn bản thiếu tính thực tiễn và không khả thi.
II. Bác Hồ là người rất cẩn trọng trong biên tập văn bản. Nhiều khi để diễn tả một ý, Người phải sửa đi, sửa lại một từ nhiều lần.
Trong buổi nói chuyện với Trường Đảng TW ngày 17/08/1952, Bác Hồ nói “Viết xong rồi thì phải làm thế nào? Viết xong rồi thì phải đọc đi, đọc lại; xem bố cục đã làm rõ trọng tâm chưa; lâp luận chỗ nào chưa chặt chẽ; từ ngữ dùng đã chuẩn xác chưa; cách hành văn có trôi chảy và phù hợp với người đọc không; có lỗi chính tả; ngữ pháp không? Bản thân mình đọc lại mấy lần vẫn chưa đủ mà phải nhờ một đồng chí công, nông, binh đọc hộ lại. Chổ nào không phù hợp, từ nào khó hiểu, họ phát hiện ra cho thì mình phải sửa lại”
Học tập và làm theo Bác, chi bộ tổng hợp luôn yêu cầu đảng viên khi viết xong văn bản phải tham khảo ý kiến của chuyên gia, nhờ người khác đọc hộ; đồng thời phải đọc đi học lại nhiều lần; tự mình sửa chữa lỗi chính tả; cách hành văn cho phù hợp với từng loại văn bản. Đặc biệt, là phải tự mình chịu trách nhiệm trong tham mưu văn bản, kể cả số liệu và từ ngữ.
Nhờ đó, trong những năm qua, văn bản ban hành của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy ít xảy ra sai sót; câu văn ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính trang trọng uy nghiêm văn phong của Đảng.
* Tuy vậy, vẫn còn tình trạng khép kín trong biên tập văn bản, không tranh thủ ý kiến của các chuyên viên trong phòng; chưa xem văn bản là đứa con tinh thần của mình; viết xong không đọc lại nên còn xảy ra tình trạng lỗi chính tả, sai số liệu, câu văn rườm rà, không rõ ý; một số văn bản chất lượng chưa cao, Lãnh đạo Văn phòng và Thường trực Tỉnh ủy phải sửa nhiều.
III. Nêu cao trách nhiệm trong biên tập văn bản là một đức tính không thể thiếu của một chuyên viên tổng hợp; vì đó là sản phẩm cuối cùng của một chuyên viên.
Học tập và làm theo Bác về nêu cao trách nhiệm trong biên tập văn bản sẽ giúp cho từng đảng viên trong chi bộ từng bước nâng cao khả năng và kỹ thuật biên tập văn bản; đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong thời kỳ mới.
Rất mong các đảng viên trong chi bộ, bằng thực tiễn của mình sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc học tập và làm theo Bác về công tác biên tập văn bản.
Xin cảm ơn các Đồng chí
* *
*
Phát biểu của đảng viên tại buổi sinh hoạt Chi bộ
Sau khi nghe đồng chí Bí thư Chi bộ trình bày báo cáo đề dẫn, tôi xin chia sẽ những ý kiến của bản thân trong học tập và làm theo bác đối với việc nâng cao chất lượng công tác biên tập văn bản:
Là đảng viên trẻ, chuyên viên của phòng Tổng hợp, thời gian công tác tại phòng gần 4 năm, với thời gian chưa nhiều, kinh nghiệm tích luỹ chưa nhiều, tuy nhiên, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng công tác biên tập văn bản, cần chủ động những công việc chủ yếu sau:
1. Chủ động sưu tầm tài liệu và nghiên cứu, phân tích nội dung, phương pháp biên tập văn bản:
Đó là, những tài liệu liên quan đến lĩnh vực, ngành theo dõi; trong đó, chú trọng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, các bài viết, bài phát biểu của Trung ương, của tỉnh… Qua đó, rút ra phương pháp hành văn đối với văn bản của Đảng ntn? Tính khái quát của văn bản thể hiện ra sao? bố cục trình bày, phương pháp luận đối với từng loại vb để đối chiếu, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng biên tập của chính mình.
2. Trong biên tập, tham mưu văn bản, cần tuân thủ theo trình tự: Tuân thủ quy trình xử lý văn bản của Đảng:
- Chuẩn bị xong dự thảo, tham khảo ý kiến các đồng chí trong phòng: Luôn có ý thức “việc gì không biết thì phải hỏi”. Do đó, trong tham mưu văn bản để tranh thủ ý kiến, trí tuệ, kinh nghiệm của tập thể để nâng cao chất lượng bài viết. Cụ thể, trước đây đã tranh thủ ý kiến của đồng chí Phê, đ/c An trong phòng.
- Sau khi tranh thủ ý kiến của phòng, đọc, rà soát, bổ sung trước khi trình lãnh đạo văn phòng xin ý kiến… Tiếp thu ý kiến lãnh đạo, bổ sung hoàn chỉnh, đồng thời, lưu ý kiến để nghiên cứu.
- Sau khi trình lãnh đạo cho ý kiến lần cuối,sau đó, trình ban thường vụ, thường trực Tỉnh ủy, đặc biệt, xin bản sửa của Thường trực để dọc, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến từ đó nắm bắt được ý đồ lãnh đạo và lưu hồ sơ bút tích lãnh đạo để nghiên cứu và khắc phục những sai xót cho những lần sau.
3. Tăng cường tham dự các buổi làm việc với các ngành, địa phương, đi cơ sở để gắn giữa lý luận với thực tiễn, hiểu rõ và nắm vững hơn bản chất của vấn đề, từ đó nâng cao hơn chất lượng tham mưu văn bản, nhất là những vấn đề cần chỉ đạo sát thực tình hình thực tiễn địa phương, ngành.
4. Tôi xin thí dụ khi được phân công chuẩn bị Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kinh tế xh để thấy rõ việc nâng cao chất lượng biên tập, góp phần nâng cao chất lượng tham mưu như thế nào: Tự bản thân đã nghiên cứu những nội dung chủ yếu cũng như tuân thủ quy trình sau để nâng cao chất lượng văn bản tham mưu:
- Một là, nghiên cứu Tờ trình lần trước với cùng nội dung KTXH để kế thừa, từ đó phân tích, rút ra những nội dung, nhiệm vụ đã đề ra nhưng chưa tổ chức thực hiện có hiệu quả cần tiếp tục chỉ đạo để bổ sung vào nhiệm vụ giải pháp tiếp tục thực hiện. Như nhiệm vụ xây dựng Trung tâm văn hoá du lịch…
- Hai là, nghiên cứu báo cáo KTXH của Chính phủ trình quốc hội; các nhận định, đánh giá của Hội nghị Trung ương về nội dung KTXH để tiếp thu những nhận định, đánh giá ở tầm vĩ mô để thấy rõ bức tranh chung của nền kinh tế trước khi nhận định, đánh giá tình hình của tỉnh. Cụ thể, nội dung này được tôi thường xuyên đọc và dowload tài liệu trên mạng internet về nghiên cứu.
- Ba là, đọc, nghiên cứu báo cáo KTXh của BCS Đảng UBND tỉnh;
- Bốn là, bổ sung những nhận định, đánh giá qua tích luỹ rút ra được từ làm việc với các ngành liên quan như: KHĐT, Thống kê, Công Thương, NN&PTNT, VHTTDL…
- Sau đó, tranh thủ ý kiến các đồng chí trong phòng, thông qua sinh hoạt tập thể hoặc hội ý với sự chủ trì của trưởng phòng hoặc đồng chí Phó Chánh Văn phòng phụ trách tổng hợp…. Từ đó, hoàn chỉnh văn bản trình lãnh đạo Văn phòng cho ý kiến trước khi trình xin ý kiến Thường trực, Ban TV Tỉnh ủy.
Trên đây là những ý kiến chia sẽ mang tính chủ quan của bản thân được rút ra trong thời gian qua. Để ngày càng hoàn thiện và tiếp tục học hỏi để nag cao hơn nữa chất lượng công tác biên tập văn bản, kính mong các đồng chí trong Chi bộ góp ý.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
* *
*
Một số kinh nghiệm trong công tác tổng hợp báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy
Với tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cụ thể là “nâng cao chất lượng trong biên tập văn bản”; dưới góc độ đảng viên làm công tác tham mưu, tổng hợp; qua kinh nghiệm bản thân từ công tác biên tập, tổng hợp báo cáo của các ngành, cơ sở; để phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy có hiệu quả cầm quan tâm thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
Trước hết, phải xem công tác tổng hợp trong văn phòng cấp ủy là một nghề như nghề văn thư, lưu trữ, nghề cơ yếu, tài chính đảng,… để thấy yêu nghề, tận tâm, tận lực trong công việc.
Thứ hai, để tham mưu, tổng hợp tốt các báo cáo phải biết nắm thông tin bằng nhiều kênh. Điều cần có ở cán bộ tổng hợp là phải bám cơ sở theo từng lĩnh vực mà mình được phân công, đi cơ sở để nắm bắt những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của cơ sở trên tất cả các lĩnh vực. Phát hiện cho được cái mới, tìm ra nguyên nhân của thắng lợi hay thất bại của những chủ trương, chính sách do cấp ủy đề ra. Thát bại hay thành công đó do công tác tổ chức, bộ máy, trình độ cán bộ hay do những nguyên nhân khác ? Từ đó tổng hợp, chọn lọc, phân tích nâng lên trình độ “tư duy” để tham mưu cho lãnh đạo, cho cấp ủy sát, đúng, kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi của cơ sở và cuộc sống đặt ra.
Thứ ba, cùng với việc bám cơ sở phải chủ động nghiên cứu, học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tránh trường hợp việc gì cũng làm nhưng làm không tốt; không đủ trình độ nên sợ sai phạm, không dám tham mưu, giải quyết, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; giải quyết công việc không nhanh, hiệu quả kém, gây trở ngại cho hoạt động chung của cấp ủy.
Đồng thời, cần phải bám sát thực tế cuộc sống, học hỏi những người đi trước. Nếu không học hỏi thì không đủ trình độ nhận thức, khái quát, phân tích, tổng hợp; không có cơ sở khoa học, lý luận để đề ra phương án, giải pháp và đủ trình độ để phản biện hoặc tham gia phản biện những gì mình và đồng nghiệp rút ra, từ đó không có kết luận mang tính khoa học, lý luận để tham mưu chuẩn xác cho cấp ủy.
Thứ tư, khi tham mưu báo cáo là phải biết lãnh đạo, cấp ủy đang cần gì. Ở lĩnh vực nào, thời điểm nào, việc gì trước mắt, việc gì lâu dài, phải chủ động nắm bắt được ý đồ, suy nghĩ của cấp ủy, của từng đồng chí cấp ủy trên từng lĩnh vực. Từ đó xâu chuỗi lại, tổng hợp lại thành cái đa số, chung nhất hoặc tương đối chung nhất.
Thứ năm, trong tổng hợp báo cáo phải đứng giữa, thật công minh, không thiên về ý kiến cá nhân, dù ý kiến đó là của đồng chí cấp ủy cao nhất, nếu thấy là không đúng. Mặt khác, tham mưu báo cáo phải trung thực. Cái cần và đòi hỏi của lãnh đạo, cấp uỷ là tính trung thực của cán bộ tham mưu; dám nói chính kiến của mình, dám can gián những điều mà mình hay tập thể xét thấy không có lợi cho dân, cho Đảng.
Những nội dung trên chưa phản ánh hết những điều cần và đủ khi tổng hợp báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Trong thực tiễn công tác, cán bộ tổng hợp cần không ngừng học hỏi những người đi trước để làm giàu thêm vốn sống, dày hơn về chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy mà mình tham mưu, phục vụ.
BBT