706
+ aa -

Văn hóa - Giáo dục - Du lịch

Cập nhật lúc : 22/12/2017 07:38
Nhạc hội đàn Bầu năm 2017 - Trở về Cố đô
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Nhạc sỹ Việt Nam, 55 năm thành lập Học viện Âm nhạc Huế, sáng nay, 21/12, tại Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ Nghệ thuật đàn Bầu Việt Nam phối hợp với Học viện Âm nhạc Huế tổ chức ngày “Nhạc hội đàn Bầu năm 2017” với sự tham gia của nhiều nghệ nhân, nghệ sỹ, giảng viên chơi đàn Bầu tài tử, chuyên nghiệp, nghệ nhân làm đàn, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa nghệ thuật.

Đàn Bầu là nhạc cụ thuần Việt, vói lối diễn tấu độc đáo bởi âm thanh được tạo nên từ các âm bồi của dây đàn, kết hợp với việc dùng cần đàn để căng dây lên hoặc chùng dây xuống trên một sợi dây, tạo ra nhiều âm thanh có các cao độ khác nhau với âm sắc trong trẻo, quyến rũ.

 

Trong giàn nhạc đệm ca Huế, tiếng đàn Bầu trầm lắng, thon thả, nghe từng tiếng “giọt” nhỏ xuống, có khả năng gây cảm, biểu đạt, cung bổng cung trầm, dễ dẫn dắt tâm hồn người nghe hòa nhập cùng thanh âm và nhịp phách.

 

Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đàn bầu có sức sống mạnh mẽ, tiếp nối và liên tục phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, khẳng định vị trí đặc biệt của cây đàn Bầu trong hệ thống nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

 

Ngày nay, sự thao thoa văn hóa rộng rãi, sự phát triển của khoa học công nghệ mạnh mẽ, trước nhiều trường phái, các dòng âm nhạc, thì âm nhạc cổ truyền nói chung và cây đàn Bầu Việt Nam nói riêng cũng đang còn nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, vấn đề quan trọng là cần phải gìn giữ và phát huy được cái hay, cái đẹp của đàn Bầu trong đời sống âm nhạc hiện nay. Đó mới là cốt lõi giúp cây đàn Bầu giữ được vị trí của nó, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.

 

Châu Thu Hà