Báo cáo đề dẫn Hội thảo cho thấy, Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một nhà văn hóa lớn, nhà thơ yêu nước, nhà giáo của nhiều thế hệ, thầy thuốc tinh thông y lý, y thuật và nổi tiếng về y đức của dân tộc Việt Nam. Là một trong những người khai sáng và là tác giả tiêu biểu nhất của dòng văn chương yêu nước chống ngoại xâm nửa sau thế kỷ XIX. Thơ văn của ông đậm tính nhân văn, khích lệ lòng yêu nước, chứa đựng nhiều ý nghĩa về đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ông đã góp phần nâng cao tầm vóc và ảnh hưởng của văn học nước nhà. Ông còn là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, thương dân, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm.
Ngoài sáng tác thơ văn, ông còn là một nhà giáo được người đời quý mến về tài năng, đức độ và là một thầy tuốc tận tâm. Sức lan tỏa, tầm ảnh hưởng của nhân cách và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu đã ở ngoài biên giới Việt Nam, được quốc tế ghi nhận. Chính vì thế, ngày 23/11/2021, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức đưa Nguyễn Đình Chiểu vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới và quyết định đồng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông (01/7/1822 - 01/7/2022). Đây là vinh dự lớn đối với nhân dân Việt Nam nói chung và quê hương Bồ Điền, Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế nói riêng. Bởi Bồ Điền chính là quê Nội của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và có thể nói rằng, văn hóa quê hương Bồ Điền đã đóng góp trong việc hình thành nên nhân cách, lòng yêu nước của nhà thơ, nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Chiểu.
Tại hội thảo có 11 tham luận đến từ các nhà nghiên cứu trong nước và trong tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và lãnh đạo huyện Phong Điền. Với nhiều góc nhìn toàn cảnh, đối chiếu, so sánh… làm rõ hơn các giá trị về quê hương Bồ Điền và cuộc đời tận tuỵ cống hiến của danh nhân văn hoá Nguyễn Đình Chiểu. Xác định giá trị lịch sử và văn hóa của quê hương Bồ Điền trong dòng chảy lịch sử, văn hóa Huế và Việt Nam qua tham luận “Phong Điền, nơi “quê cha đất tổ” của cụ Đồ Chiểu ở Thừa Thiên Huế”; Tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Đình Chiểu qua các tham luận gia thế của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu với quê hương Thừa Thiên Huế ; Cốt cách và tài năng của Nguyễn Đình Chiểu qua bài văn tế Ngiã sĩ Cần Guộc; Tổ hương Thừa Thiên Huế nơi góp phần hình thành nhân cách Nguyễn Đình Chiểu; Phát huy giá trị di sản văn hóa gia tộc Nguyễn Đình ở làng Bồ Điền; Truyện thơ Lục Vân Tiên viết bằng chữa Thái cổ ở Sơn La; Làng Bồ Điền và nhà thơ - nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu...
Cùng với những cuốn tộc phả này là một trong số không nhiều các di sản liên quan đến danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu còn lưu lại đến hôm nay. Đã đánh giá cao tài năng và nhân cách, giá trị các tác phẩm văn học của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Bên cạnh đó cung cấp bức tranh về những giá trị nổi bật của làng Bồ Điền - quê nội nhà thơ - nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), ở xã Phong An, huyện Phong Điền. Thông qua nghiên cứu điền dã và khảo cứu tài liệu, đã giới thiệu lịch sử - văn hóa làng Bồ Điền về quá trình hình thành và diên cách, thiết chế và sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng, đời sống kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa hiện nay; giới thiệu dòng họ Nguyễn Đình ở làng Bồ Điền qua tài liệu gia phả. Trên cơ sở đó, các tham luận góp phần làm rõ những nhân tố lịch sử - văn hóa làng Bồ Điền và gia tộc Nguyễn Đình nói riêng, cũng như văn hóa Huế nói chung đã ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng và nhân cách của nhà thơ - nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu trong thời niên thiếu ở quê nhà.
Thông qua, Hội thảo nhằm tôn vinh thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cụ Nguyễn Đình Chiểu danh nhân văn hoá thế giới. Đồng thời, khẳng định tại quê hương Bồ Điền xã Phong An huyện Phong Điền hiện nay còn nhiều giá trị văn hóa như hệ thống thiết chế văn hóa như đình, chùa, miếu, từ đường, lăng mộ của các bậc tiên nhân và di sản Hán Nôm gắn liền với gia tộc Nguyễn Đình và Nguyễn Đình Huy thân sinh cụ Đồ Chiểu. Đồng thời bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học về “Di sản gia tộc cụ Đồ Chiểu” trên quê hương Phong Điền, đây cũng là cơ sở để huyện Phong Điền hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận, xếp hạng di tích đối với địa điểm nhà thờ và lăng mộ ông, bà Nguyễn Đình Huy - Phan Thị Hữu thân sinh và thân mẫu cụ Đồ Chiểu.
Trước đó các đại biểu tham gia Hội thảo đã đến dâng hoa và thắp hương tại lăng mộ cụ Nguyễn Đình Huy thân sinh cụ Đồ Chiểu tại thôn Bồ Điền.
Trần Minh