82
+ aa -

Văn hóa - Giáo dục - Du lịch

Cập nhật lúc : 20/05/2024 16:15
Gốm Việt Nam: Bảo tồn và phát triển đương đại
Vừa qua tại không gian Điểm gặp liên văn hóa, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương tổ chức Hội thảo khoa học Gốm Việt Nam bảo tồn di sản và phát triển đương đại. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà học; nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, sưu tầm cổ vật, lãnh đạo một số bảo tàng tư nhân, nghệ nhân các làng gốm đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đại biểu tham quan trưng bày đồ gốm Phước Tích, gốm Bát Tràng, gốm Hương Canh

Hội thảo tập trung 2 chủ đề chính: Gốm Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề gốm cổ truyền ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại. Với các tham luận như: Lịch sử đồ gốm và dòng chả gốm từ Quỳnh Văn - Bàu Tró đến Tiền Sa Huỳnh; Dấu ấn văn hóa Phật giáo trên gốm cổ Việt Nam; Gốm Sài Gòn đỉnh cao của gốm Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; Gốm Việt Nam và những góc nhìn ra thế giới và nhìn từ thế giới; Trầm tích cổ vật sông Hương trong dòng chảy văn hóa Huế; Từ nghề gốm và sản phẩm thủ công truyền thống đến tài nguyên du lịch; Gốm thủ công của người Khmer ở Nam Bộ đặc điểm bảo tồn và phát triển; di sản nghề gốm truyền thống quá trình phục hồi và phát triển gốm Lái Thiêu – Bình Dương; Sự hồi sinh của gốm Phước Tích với dấu ấn gốm cung đình Huế…

Trình diễn nghề làm gốm Phước Tích

Hội thảo cũng lắng nghe những chia sẻ từ chính những nghệ nhân đang thực hành nghề thành công tại một số trung tâm gốm nổi tiếng Việt Nam như Bát Tràng, Phù Lãng, Lái Thiêu, Phước Tích để thấy được quá trình phục hồi và triển vọng phát triển của nghề gốm thủ công truyền thống trong đương đại cần tuân thủ quy trình Kế thừa – Bảo tồn  tinh hoa, bản sắc các dòng gốm cổ, để từ đó phát huy sang tạo cho các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường và thị hiếu người sử dụng; và để xây dựng sản phẩm gốm truyền thống thành sản phẩm du lịch cần có sự quan tâm vào cuộc từ nhiều phía, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nghệ nhân gốm và cộng đồng địa phương, truyền thông....

Đấu giá bộ sản phẩm gốm Phước Tích

Cũng tại Hội thảo, còn diễn ra hoạt động trưng bày chuyên đề gốm Phước Tích xưa và các tác phẩm gốm đương đại như tác phẩm gốm Bát Tràng, gốm Hương Canh của họa sĩ Lê Thiết Cương; tác phẩm gốm Phù Lãng của họa sĩ Vũ Hữu Nhung; tác phẩm Đồ ta sơn của nhà nghiên cứu Đàm Quang Minh. Bên cạnh đó giao lưu với nghệ nhân làng gốm Phước Tích và đấu giá 5 bộ sản phẩm gốm Phước Tích.

Trần Minh