1762
+ aa -

Kinh tế

Cập nhật lúc : 20/03/2020 15:12
Một số vấn đề cần quan tâm đối với ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng đàn gia súc trên 160.000 con, gia cầm trên 4.000.000 con… Đã bước đầu hình thành các vùng chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại và gia trại, bảo đảm về môi trường. Phát huy vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã qua đó kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo đảm cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà cùng Đoàn công tác Bộ NN&PTTN thăm mô hình chăn nuôi lợn của Tập đoàn Quế Lâm.

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, môi trường chăn nuôi ô nhiễm nặng, để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, không có dịch phát sinh, góp phần ổn định sản xuất đời sống người dân, các địa phương cần thực hiện tốt việc phòng, chống và kiểm soát các dịch bệnh sau đây:

Đối với Dịch tả lợn Châu Phi:

- Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi theo đúng chỉ đạo tại Chỉ thị 35-CT/TU, ngày 21/5/2019 của Tỉnh ủy.

- Ban Chỉ đạo 389 các cấp chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật ra, vào tỉnh để ngăn chặn các loại dịch bệnh xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh và bảo vệ sản xuất trong tỉnh.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ việc phòng chống và kiểm soát tốt dịch bệnh gia súc, gia cầm nhất là Dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, trang trại, gia trại đẩy mạnh sản xuất các loại vật nuôi, nuôi trồng thủy sản theo 3 nguyên tắc: Bảo đảm an toàn sinh học và phòng, chống dịch bệnh; cân đối cung cầu; bảo đảm an sinh xã hội.

Đối với bệnh Cúm gia cầm, Lỡ mồm long móng, Dại và các bệnh khác:

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan Trung ương, tổ chức triển khai các Chương trình giám sát chủ động để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Kiểm tra và giám sát việc tổ chức triển khai việc thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 172/QĐ-TTg, ngày 13/02/2019, Quyết định 193/QĐ-TTg, ngày 13/02/2019); các Chương trình Quốc gia về phòng chống bệnh Lỡ mồm long móng, bệnh Dại…

- Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng bệnh là chính (phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, chăn nuôi an toàn sinh học); chủ động giám sát, phát hiện và xử lý các ổ dịch ngay từ khi còn ở phạm vi nhỏ, chưa lây lan diện rộng.

Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu địa phương đơn vị. Chuẩn bị tốt các điều kiện khôi phục chăn nuôi ngay sau khi dịch bệnh được khống chế. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác, các loại thủy sản thay thế để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 

Bảo Long - VPTU