Đã tổ chức 05 hội nghị để tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị định cho ngư dân các xã trọng điểm đánh bắt xa bờ, tổ chức rà soát, đánh giá hạ tầng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão để đề xuất các giải pháp nâng cấp, duy tu, sửa chữa đáp ứng yêu cầu phát triển đội tàu cá. Rà soát hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống thủy sản tập trung để xác định các dự án ưu tiên đầu tư trong thời gian tới. Đánh giá thực trạng các cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá trên địa bàn tỉnh để đề xuất giải pháp nâng cấp đáp ứng yêu cầu đóng mới, cải hoán tàu cá. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67.
Đã có quyết định hỗ trợ 24 tàu thường xuyên hoạt động dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy từ 400 CV trở lên. Công nhận các cơ sở đóng tàu đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Thừa Thiên Huế được phân bổ chỉ tiêu đóng mới theo Nghị định 67 là 45 tàu cá, trong đó, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá 5 chiếc. Đến nay, đã có 103 hộ, cá nhân có đơn đăng ký tham gia đóng mới, nâng cấp tàu cá; trong đó, đóng mới 48 chiếc (3 tàu vỏ thép) và cải hoán 55 tàu cá. Các tổ chức tín dụng đã giải ngân để đóng mới 4 tàu; trong đó, huyện Phú Vang 1 tàu, huyện Phú Lộc 3 tàu; góp phần đưa Thừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên đóng tàu theo Nghị định 67. Ngày 31/3, đã tiến hành hạ thủy tàu vỏ gỗ, công suất 700CV đầu tiên của cả nước cho ngư dân ở huyện Phú Vang.
Long An