Trong năm 2023, huyện Quảng Điền hứng chịu 46 trận thiên tai. Trong đó, một số đợt thiên tai lớn, gây hậu quả nghiêm trọng. Thiên tai mưa lũ đã làm ngập lút gây thiệt hại 240 ha lúa và 35,3 ha rau mà, 1.064 gia cầm bị trôi, 15 con lợn bị chết, 9,2 ha nuôi trồng thuỷ sản, 16 lồng cá trên phá và ven sống bị trôi, hư hỏng nặng, Nhiều tuyến đê, kè bị sạt lở. Uớc tính thiệt hại hơn thiệt hại hơn 114,2 tỷ đồng.
Trước tình hình thời tiết ngày càng cực đoan và khó lường, thiên tai liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của người dân, cấp uỷ và chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đã nhanh chóng triển khai các phương án phòng, chống với phương câm ”4 tại chỗ” và ”3 sẵn sàng” đảm bảo sự chủ động trong ứng phó với mọi tình huống. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành có liên quan, các thành viên Ban Chỉ huy phối hợp với UBND các xã, thị trấn khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch đối phó với tình hình diễn biến phức tạp của lũ lụt; đồng thời, chỉ đạo các địa phương, các HTX NN kiểm tra, điều tiết các cống, nhất là các cống thoát lũ ven phá; huy động nguồn lực tổ chức đấu ứng cứu lúa; gia cố, nâng cấp các tuyến đê bao,… góp phần hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích đánh giá làm rõ những kết quả đã đạt được cũng như nêu lên những tồn tại hạn chế, khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác PCTT và TKCN năm 2024.
Toàn cảnh Hội nghị
Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến - Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đánh giá cao những kết quả đã đạt được của các cấp, các ngành, địa phương trong việc chủ động công tác PCTT&TKCN năm 2023. Đồng chí đề nghị các ban, ngành, thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động tổ chức kiểm tra các phương án, kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai tại các địa phương, trong đó đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn dân cư, hồ đập, các vùng xung yếu có nguy cơ sạt lở… kiểm tra việc chấp hành và thực hiện đúng quy trình vận hành các hồ chứa; phương án phòng, chống lũ bão đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du các công trình thủy lợi trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị thi công các công trình thủy lợi, giao thông có phương án đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ.
Đồng thời cũng đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn tiếp tục rà soát, kiện toàn Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và các nhiệm vụ khắc phục hậu quả khôi phục đời sống, sản xuất của Nhân dân; rà soát, thống kê vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn để chủ động phương án ứng phó và có kế hoạch thiết lập hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm cho Nhân dân được biết, để phòng tránh. Đồng thời, thông tin kịp thời về diễn biến của thời tiết, thiên tai; tăng lượng đưa tin, thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo, các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, ứng phó thiên tai để mọi người dân biết, chủ động phòng tránh.
Công Cường