13
+ aa -

Chính trị - Xã hội

Cập nhật lúc : 01/11/2024 16:54
Phong Điền: Giám sát tình hình thực hiện đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa trên địa bàn huyện Phong Điền, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày 31/10, Thường Trực HĐND huyện Phong Điền đã tổ chức giám sát UBND huyện về tình hình thực hiện đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa trên địa bàn huyện Phong Điền, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tình hình thực hiện kết luận của HĐND huyện và thường trực HĐND huyện về đề án nâng cao chất lượng làng, thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, gia đình văn hóa trên địa bàn; tình hình phát triển phát triển du lich, dịch vụ và tiểu thủ công nghiêp, làng nghề. Dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Văn Cho; Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Thái, cùng lãnh đạo Ban pháp chế, Ban Kinh tế xã hội HĐND huyện các phòng Ban liên quan và UBND các xã. Đồng chí Võ Văn Vui, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì buổi giám sát.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Võ Văn Vui phát biểu kết luận buổi giám sát.

Theo báo cáo của UBND huyện cho biết, thực hiện đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa trên địa bàn huyện Phong Điền, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian cấp ủy, chính quyền cùng các cấp các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bằng nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia và một phần ngân sách tỉnh, huyện và nguồn xã hội hoá đã được đầu tư phục hồi, tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp một số di tích.  Bên cạnh đó tiến hành cài nội dung và thiết lập quét mã QR tại các điểm di tích; kiện toàn ban quản lý di tích lập hồ số đề nghị xếp hạng, bổ xung các công trình, địa điểm có giá trị về lịch sử, chính trị văn hóa tiêu biểu vào danh mục kiểm kê góp phần bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng, văn hoá.

 Đến nay, trên địa bàn huyện hiện có 23 di tích lịch sử văn hóa được công nhận, trong đó có 07 di tích cấp quốc gia; 16 di tích cấp tỉnh. Đối với đề án nâng cao chất lượng làng, thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, gia đình văn hóa trên địa bàn đến nay 137/137 làng, thôn, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa; gia đình văn hóa đạt 97%. Về tình hình phát triển phát triển du lich, dịch vụ huyện đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khai thác, đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất và quản lý tốt các điểm du lịch cộng đồng, sinh thái, bên cạnh đó đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Triển khai các chương trình về phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề năm 2024, toàn huyện hiện có 08 làng nghề được tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống; có 24 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, trong đó có 03 sản phẩm đề nghị công nhận sản phẩm tiêu biểu quốc gia.

Toàn cảnh buổi giám sát.

Tại buổi giám sát, các thành viên của HĐND huyện đề nghị UBND huyện làm rõ các vấn đề như thực trang, số hóa và quản lý trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích; khai thác sản phẩm, nguồn nhân lực, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; công tác quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nhiên liệu tập trung; chính sách khuyến công; cơ chế, phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác tại các chợ, vấn đề khai thu du lịch biển…

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Võ Văn Vui, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đề nghị UBND huyện, lãnh đạo các phòng, ban liên quan trên cơ sở đóng góp các ý kiến của các thành viên HĐND huyện đề nghị tiếp thu; bên cạnh đó,  chia sẻ những khó khăn đối với UBND huyện trong quá trình tổ chức thực các nội dung tại buổi giám sát.

Trong thời gian tới, đồng chí Võ Văn Vui đề nghị UBND tập trung quan tâm quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối các di tích lịch sử; tuyên truyền quảng bá các giá trị di tích lịch sử văn hóa và vận động làm du lịch; bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng để sửa chữa các điểm di tích lịch sử văn hóa xuống cấp. Xây dựng quy ước, hương ước, thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trong nhân dân. Phát huy vai trò của các họ tộc, người thân liên quan đến danh nhân các di tích cùng tham gia công tác bảo tồn, quản lý, chăm sóc di tích.

Đối với phát triển phát triển du lich, dịch vụ phải hình thành mô hình tổ chức quản lý để thực cho có hiệu quả; kết nối hình thành các tour, tuyến du lịch, quà lưu niệm gắn với các sản phẩm, mẫu mã tiêu biểu của địa phương; đầu tư hạ tầng và khai thác du lịch biển Điền Lộc. Quan tâm quy hoạch phát triển vùng sản xuất; rà soát nguồn lực để đầu tư các chợ.

Trần Minh