79
+ aa -

Chính trị - Xã hội

Cập nhật lúc : 05/01/2024 16:43
Ngành Y tế Thừa Thiên Huế thúc đẩy phát triển nền tảng số Y tế
Sau gần 1 năm thực hiện Phát triển ứng dụng nền tảng số Y tế, đến nay ngành Y tế Thừa Thiên Huế đã triển khai khá toàn diện, bước đầu có những kết quả đáng ghi nhận và nhận được sự đồng thuận, quan tâm của nhân dân, chất lượng hoạt động hệ thống y tế từ tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh ngày càng nâng cao.

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ Chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định số 2955/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế “Phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số Y tế thực hiện Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cùng các Quyết định, Đề án của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhận thức sâu sắc và xác định chuyển đổi, phát triển nền tảng số Y tế (NTSYT) là xu thế tất yếu, là yêu cầu, là bước đột phá, là mục tiêu trong việc đổi mới, cải tiến quy trình nâng cao chất lượng CSSKND và hoạt động KCB, góp phần giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm thời gian/chi phí các dịch vụ y tế; xây dựng hệ thống y tế địa phương hiện đại, chất lượng, công bằng và hội nhập quốc tế; tăng cường công tác quản lý nhà nước có khoa học, chính xác, nhanh chóng. Chính vì vậy việc áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin (CNTT), phát triển NTSYT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đang được Đảng ủy, lãnh đạo ngành Y tế chỉ đạo và triển khai quyết liệt. Đẩy mạnh ứng dụng CN số hiện đại đã và đang tạo sự thay đổi tích cực vào các hoạt động quản lý, KCB một cách toàn diện trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngày 31/5/2023, Đảng ủy Sở Y tế Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết số 87-NQ/ĐU về chuyển đổi số Y tế đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, theo đó ngày 12/9/2023 Giám đốc Sở Y tế có Quyết định số 118/QĐ-SYT ban hành Kế hoạch hành động của Sở Y tế. Ngay sau khi hội nghị quán triệt Nghị quyết Đảng ủy và triển khai Quyết định của Giám đốc Sở Y tế về kế hoạch CĐS được tổ chức, với quyết tâm cao của lãnh đạo Ngành Y tế, sự nỗ lực, tâm huyết của lãnh đạo các TTYT, đơn vị trực thuộc, BV đa khoa/chuyên khoa tuyến tỉnh, sự hỗ trợ giúp đỡ của các công ty viễn thông đóng trên địa bàn tỉnh, các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và nhanh chóng triển khai các nội dung như  Liên kết đào tạo, tập huấn, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội nghị, hội thảo về CĐS, phát triển NTSYT. Triển khai các nền tảng về: Tư vấn khám chữa bệnh từ xa, Hồ sơ sức khỏe điện tử, Tiêm chủng thường xuyên Covid-19, Trạm Y tế, Bệnh án điện tử, Bệnh viện thông minh, Bệnh viện không giấy tờ. Đồng thời Chuyển đổi số về lĩnh vực: Y tế dự phòng, An toàn vệ sinh thực phẩm, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm, Cấp cứu 115… Triển khai đăng ký khám, chữa bệnh trực tuyến, kê đơn thuốc điện tử, phần mềm “Bác sỹ cho mọi nhà”, khám SK cấp giấy phép lái xe, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt’ Xây dựng Trung tâm kỹ thuật điều hành y tế thông minh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe. Tạo lập kho dữ liệu dùng chung trong ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó  kết nối 100% nhà thuốc, quầy thuốc vào cơ sở dữ liệu Dược quốc gia. Triển khai ứng dụng Thẻ điện tử công chức, viên chức, người lao động. Thực hiện số hóa dữ liệu thủ tục hành chính. Thí điểm các công nghệ, giải pháp mới trong chuyển đổi NTSYT. Tập huấn về an toàn thông tin, an ninh mạng, bí mật nhà nước.Triển khai hệ thống chỉ đạo của Ban Giám đốc sở đối với các đơn vị trong ngành Y tế trên nền tảng Dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh (Hue-S).

Với quyết tâm cao, Ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên phụ trách CNTT, các bác sỹ, điều dưỡng các đơn vị, bệnh viện đã nhanh chóng tìm tòi nghiên cứu, học hỏi và tiếp cận với các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trong CĐS, số hóa y tế. Điển hình có các đơn vị như TTYT huyện Phú Vang, Hương Trà, A Lưới, Hương thủy, thành phố Huế,  BV Mắt, Răng hàm Mặt, Giao thông vận tải, Trung tâm KSBT… đã tập trung đầu tư đào tạo nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và triển khai có hiệu quả: Trong lĩnh vực KCB đã tích hợp dữ liệu chia sẻ, kết nối liên thông các trang thiết bị, hội chẩn chẩn đoán điều trị trực tuyến, ứng dụng nền tảng số trong chuyên ngành, chuyên khoa, các thủ tục thanh toán, tự động hóa các quy trình quản lý thông tin trong hệ thống Y, Dược từ tuyến xã đến trung ương...

Trong lĩnh vực YTDP, ATVSTP: quản lý đầu vào đầu ra trong công tác tiêm chủng thường xuyên covid-19, hoạt động phòng chống các bệnh truyền nhiễm bệnh không lây nhiễm, kiểm dịch y tế, xét nghiệm tư vấn về HIV/AIDS, chăm sóc bà mẹ mang thai và trước sinhsau sinh, công tác truyền thông GDSK. Quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm thức ăn đường phố, hệ thống đăng ký cấp giấy chứng nhận ATVSTP…

Công tác phát triển chuyển đổi số ngành Y tế bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được sự đồng thuận của nhân dân, làm thay đổi nhận thức trong lĩnh vực ứng dụng CNTT, phát triển hạ tầng số/nền tảng số…  Tuy nhiên, công tác CĐS, số hóa y tế vẫn đang là hành trình đầy thử thách. Để bắt nhịp, phát triển nhanh, mạnh cùng xu thế đòi hỏi phải có sự đầu tư con người/hạ tầng số, phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa xây dựng nguồn nhân lực quản trị/điều hành/khai thác. Đó chính là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nền tảng Y tế số, Xã hội số, Kinh tế số, Chính phủ số và trong hợp tác quốc tế, trong công tác an toàn, bảo mật…

 Để đạt được những yêu về phát triển nền tảng số, nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý hệ thống y tế, lãnh đạo ngành Y tế đang tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, triển khai nghiêm túc, đồng bộ có hiệu quả, vừa thúc đẩy nâng tầm vị thế trong bối cảnh phát triển công nghệ hóa toàn cầu, vừa góp phần thực hiện thành công các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và của Bộ Y tế về  “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm Y tế chuyên sâu của Khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”…

Chí Hùng - Tăng Phái