Dự án "Sáng kiến và phát triển địa phương thích ứng biến đổi khí hậu" có tổng nguồn vốn 10 triệu Euro (Chính phủ Luxembourg tài trợ 8 triệu Euro), thực hiện trong 4 năm (từ cuối 2013 - 2017), tại 29 xã ven biển và vùng đầm phá thuộc 3 huyện (Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc) nhằm hướng đến giảm tỷ lệ nghèo ở các khu vực nghèo nhất và giảm mức độ thiệt hại do biến đổi khi hậu ở các khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Theo đánh giá của Ban điều phối dự án, trong năm 2014 đã thực hiện thành công 125/154 hoạt động mềm và 18/26 tiểu dự án hạ tầng theo kế hoạch, tổng giải ngân lũy tiến đến cuối năm 2014 đạt 2,91 triệu EURO. Nhìn chung dự án đã đạt được mục tiêu đề ra, bước đầu thiết lập cơ chế và tổ chức một số hoạt động trong cộng đồng, nhất là đã hướng đến đối tượng phụ nữ nghèo, trẻ em, người già và người khuyết tật.
Ba nội dung chính trong dự án được triển khai gồm: tập huấn tăng cường năng lực và khả năng thích ứng của cộng đồng, cải thiện quản lý nhà nước để hỗ trợ cộng đồng; đánh giá mức độ tổn thương và năng lực ứng phó thiên tai cấp xã; thực hiện các giải pháp tăng cường bảo vệ, tính chống chịu và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đối với những nơi dễ bị tổn thương; hỗ trợ cộng đồng ở các khu tái định cư một số hoạt động liên quan đến y tế, tạo việc làm, cải thiện môi trường sống, giảm mức độ tổn thương cho người dân; giới thiệu và thí điểm một số mô hình sản xuất trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, làm vườn, nuôi trồng thủy sản) đảm bảo tính đa dạng, chống chịu, bền vững trước những biển đổi của khí hậu.
Trên cơ sở kết quả đạt được và thảo luận tại buổi họp, các thành viên đã thống nhất kế hoạch thực hiện năm 2015. Theo đó, bám sát kế hoạch khung của dự án (2014-2017), năm 2015 thực hiện 177 hoạt động mềm, 24 hoạt động phần cứng với tổng nguồn đầu tư khoảng 3,13 triệu EURO.
Dự án "Sáng kiến và phát triển địa phương thích ứng biến đổi khí hậu" có tổng nguồn vốn 10 triệu Euro (Chính phủ Luxembourg tài trợ 8 triệu Euro), thực hiện trong 4 năm (từ cuối 2013 - 2017), tại 29 xã ven biển và vùng đầm phá thuộc 3 huyện (Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc) nhằm hướng đến giảm tỷ lệ nghèo ở các khu vực nghèo nhất và giảm mức độ thiệt hại do biến đổi khi hậu ở các khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Theo đánh giá của Ban điều phối dự án, trong năm 2014 đã thực hiện thành công 125/154 hoạt động mềm và 18/26 tiểu dự án hạ tầng theo kế hoạch, tổng giải ngân lũy tiến đến cuối năm 2014 đạt 2,91 triệu EURO. Nhìn chung dự án đã đạt được mục tiêu đề ra, bước đầu thiết lập cơ chế và tổ chức một số hoạt động trong cộng đồng, nhất là đã hướng đến đối tượng phụ nữ nghèo, trẻ em, người già và người khuyết tật.
Ba nội dung chính trong dự án được triển khai gồm: tập huấn tăng cường năng lực và khả năng thích ứng của cộng đồng, cải thiện quản lý nhà nước để hỗ trợ cộng đồng; đánh giá mức độ tổn thương và năng lực ứng phó thiên tai cấp xã; thực hiện các giải pháp tăng cường bảo vệ, tính chống chịu và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đối với những nơi dễ bị tổn thương; hỗ trợ cộng đồng ở các khu tái định cư một số hoạt động liên quan đến y tế, tạo việc làm, cải thiện môi trường sống, giảm mức độ tổn thương cho người dân; giới thiệu và thí điểm một số mô hình sản xuất trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, làm vườn, nuôi trồng thủy sản) đảm bảo tính đa dạng, chống chịu, bền vững trước những biển đổi của khí hậu.
Trên cơ sở kết quả đạt được và thảo luận tại buổi họp, các thành viên đã thống nhất kế hoạch thực hiện năm 2015. Theo đó, bám sát kế hoạch khung của dự án (2014-2017), năm 2015 thực hiện 177 hoạt động mềm, 24 hoạt động phần cứng với tổng nguồn đầu tư khoảng 3,13 triệu EURO.
Sông Hương