498
+ aa -

Văn hóa - Giáo dục

Cập nhật lúc : 01/12/2015 08:07
Quyền của cộng đồng với di sản
Phát triển bền vững chỉ đạt được khi có sự cân bằng về quyền và lợi ích giữa các bên liên quan, đặc biệt, cộng đồng địa phương phải được hưởng lợi từ di sản, cả trên phương diện kinh tế và văn hóa. Mặc dù chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng sự tham gia của cộng đồng nhưng thực tế họ không dễ dàng thực hiện quyền với chính di sản của mình.

Không dễ “lọt sàng xuống nia”


Trong hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 8 di sản (không kể các di sản phi vật thể), trong đó có 5 di sản văn hóa, 2 di sản thiên nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Các di sản này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương, được minh chứng một cách sống động thông qua những thay đổi rõ rệt ở thời điểm trước và sau khi di sản được ghi vào danh sách Di sản thế giới. Tuy nhiên, trong khi nhiều khu di sản chứng tỏ vai trò tích cực đối với việc giảm nghèo, thì cũng có hàng loạt thách thức đặt ra ở nhiều vùng trên cả nước. Thực tế cho thấy, người dân địa phương, với tư cách chủ thể của các sinh kế, truyền thống và niềm tin vốn nhiều thế hệ nay vẫn dựa vào các nguồn lực di sản tại chỗ, đã và đang chịu chiều tác động bởi chính những quy định mới về bảo tồn. Các đại biểu tham dự hội thảo Sự tham gia của cộng đồng và cách tiếp cận quyền tại các khu di sản thế giới, diễn ra ngày 26 - 27.11 tại Hà Nội, đặt câu hỏi: Quyền con người được bảo đảm ra sao tại các di sản nói chung và di sản thế giới nói riêng?

 

Mới đây, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đề cập đến một vấn đề hết sức mới mẻ ở Việt Nam, đó là bảo đảm và bảo vệ quyền con người trong hệ thống di sản thế giới. Theo đó, sự tham gia của cộng đồng vào các khu di sản sẽ chuyển từ xu hướng như trước đây thành chính thức, trực tiếp thông qua các văn bản pháp lý. Thực tế, nhiều nguồn lợi từ di sản không dễ “lọt sàng xuống nia” thì hướng tiếp cận mới này hứa hẹn, lợi ích sẽ đến tận tay người dân sống trong vùng di sản, tham gia hoạt động ở khu di sản. TS. Peter Bille Larsen, Đại học Lucerne, Thụy Sĩ phân tích: “Thông thường, hoạt động di sản thường được mặc định là công việc của Nhà nước, của cán bộ quản lý, các chuyên gia… người dân địa phương chỉ được nhắc đến trong danh từ cộng đồng mà chưa được kết nối tiếng nói. Bản thân họ cũng không ý thức được quyền lợi của mình. Ngay cả việc lập hồ sơ công nhận di sản cũng ít hồ sơ đề cập rõ ràng sự tham gia và hưởng lợi của cộng đồng đối với di sản đó”. Từ đó, TS. Peter Bille Larsen khẳng định, các khu di sản thế giới là nơi điển hình để thực thi quyền con người. Trong suốt tiến trình di sản, quyền con người phải được thể hiện ở việc tham gia, chịu trách nhiệm và hưởng lợi.

 

Tôn trọng tri thức bản địa


Khi áp lực, thách thức về việc bảo tồn, phát huy giá trị bền vững tại các khu di sản ngày càng lớn thì việc kết nối di sản với cộng đồng là giải pháp tối ưu. Nhìn từ góc độ lập pháp, đương nhiên mỗi quốc gia có các quy định liên quan đến việc quản lý di sản của mình. Hầu hết các nước đều ban hành pháp luật về quyền con người và pháp luật về di sản. Vấn đề được các chuyên gia đưa ra là cần kết nối chúng với nhau để tạo nên một mạng lưới chung, đem lại hiệu quả cao nhất trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đồng thời, cơ chế quản lý về nhân quyền sẽ được thực hiện song song với tiến trình quản lý di sản.

 

GS. William Logan, Đại họcDeakin,Australianhận định: “Thực tế, tôi thấy một số di sản của ViệtNamđã có sự kết hợp tương đối tốt điều này như cố đô Huế, phố cổ Hội An… Nhưng xét về tổng thể thì cần có chính sách khung được xây dựng dựa trên sự tôn trọng tri thức bản địa, truyền thống của người địa phương, gắn kết các yếu tố di sản với nhân quyền, để từ đó làm nổi bật tính bền vững và giá trị toàn cầu của khu di sản”. Tuy nhiên, khảo sát các quy định pháp luật của ViệtNamcho thấy, chưa có mối liên hệ rõ nét trong lĩnh vực quyền con người và di sản. Luật Di sản văn hóa chưa thể hiện được mối liên hệ giữa di sản với con người, đồng thời các quyền con người được ghi nhận trong các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tại khu di sản cũng chủ yếu quan tâm đến nhóm quyền về sinh kế, còn quyền tham gia, quyền tiếp cận tư pháp, quyền được phát triển thì chưa được thể hiện. Đây sẽ là một khó khăn cho ViệtNamđể có thể đưa ra mạng lưới chung nhằm bảo đảm quyền của người dân trong các khu di sản.

 

TS. Nguyễn Linh Giang, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Namcho biết: “Nghị định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa thiên nhiên thế giới đang được xây dựng. Đây sẽ là cơ hội để cộng đồng đóng góp tiếng nói liên quan đến lĩnh vực di sản sao cho yếu tố quyền con người được lồng ghép phù hợp, việc tiếp cận quyền tại các di sản được thực hiện, việc hưởng lợi từ di sản được cân bằng TS. Peter Bille Larsen (Thụy Sĩ): “Tôi thấy trong chính sách, các địa phương vẫn nói là bảo đảm lợi ích cho người dân nhưng lợi ích thế nào, chia sẻ cụ thể ra sao thì chưa rõ, mới thiên về trách nhiệm. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách nên nghĩ đến cả mục tiêu, cơ chế cụ thể để thực hiện. Một số di sản trên thế giới đưa ra cơ chế quản lý rõ ràng, nêu rõ ai đại diện cộng đồng để tập hợp ý kiến cho các quyết định quản lý. Hay là cơ chế chia sẻ lợi nhuận thu được từ du lịch được thống nhất theo tỷ lệ nhất định dựa trên mức độ tham gia của cộng đồng… Như vậy sẽ bảo đảm sự cân bằng về quyền của cộng đồng trong khu di sản”.và khu di sản sẽ phát triển bền vững, phục vụ cộng đồng”.

 

Đại biểu nhân dân