Quá trình phục chế 2 bức tranh được chia làm 2 giai đoạn: từ ngày 27.10 - 21.11.2014, và từ ngày 8 - 26.6.2015. Trong giai đoạn I, chuyên gia Marina Langner cùng nhóm cán bộ phục chế của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã đánh giá tình trạng 2 bức tranh, cố gắng tìm ra phương pháp bức tranh đã được thực hiện; nhận biết vị trí mặt tranh bị hư hỏng, lớp sơn bong tróc... “Đáng tiếc là nghiên cứu khoa học tự nhiên về hiện trạng 2 bức tranh không thể thực hiện được. Nhưng may mắn là 2 họa sĩ còn sống, nên nhóm phục chế có thể hỏi về kỹ thuật vẽ tranh và quyết định những biện pháp khác nhau để tu sửa” - bà Marina Langner cho biết.
Bức tranh Rượu cần (1982) của họa sĩ Kà Kha Sam sử dụng vật liệu do trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cung cấp khi ông học tại trường, trong khi Mẹ con của Lê Thị Kim Bạch (năm 1980) vẽ bằng vật liệu có từ thời bà học ở Liên Xô. Họa sĩ Kà Kha Sam vẽ bằng phương pháp tương đối cổ điển với nhiều lớp màu, trong khi bà Kim Bạch vẽ những lớp vô cùng mảnh để tiết kiệm màu. Dù chất liệu, kỹ thuật vẽ khác nhau, nhưng cả hai bức tranh bị hư hại giống nhau, nguyên nhân chính là điều kiện khí hậu. Nhiệt độ cao và thường xuyên thay đổi, độ ẩm lớn, rất nguy hiểm với tranh sơn dầu, đặc biệt là những bức tranh có kỹ thuật vẽ nhiều lớp. Mỗi lớp sơn sẽ phản ứng khác nhau với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm; hoặc lớp lót nền phản ứng mạnh với điều kiện môi trường, nhưng lớp sơn phản ứng ít hơn, dẫn đến hiện tượng nứt vỡ của bề mặt tranh... Thực tế, bề mặt hai bức tranh đều bị bong tróc nhiều. Theo chuyên gia Marina Langner, điều kiện lý tưởng bảo quản tranh sơn dầu là ở nhiệt độ 20oC và độ ẩm 25%. Việc ổn định môi trường vô cùng quan trọng, nếu không, hư hại tương tự sẽ xảy ra, không chỉ với tác phẩm đang được giữ ở trong kho, mà ngay cả với tác phẩm vừa được tu sửa. Do đó, về lâu về dài, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nên xây dựng Trung tâm Bảo quản, tu sửa tác phẩm mỹ thuật theo hướng chuyên nghiệp, có thể ổn định điều kiện môi trường lưu giữ các tác phẩm.
Rượu cần - Sơn dầu của Kà Kha Sam
Giai đoạn II, chuyên gia và nhóm phục chế đã có những biện pháp để đưa hai bức tranh trở lại trạng thái bình thường, có thể đưa vào trưng bày. Quá trình này gồm: tháo dỡ toan khỏi xát xi, cố định tranh trên một mặt phẳng; thử nghiệm về vật liệu kết dính; gia cố, làm sạch, làm phẳng tranh, phục hồi cấu trúc bề mặt, gắn vá những bề mặt sơn bong tróc... “Phương pháp tút lại màu chưa được thực hiện, bởi liên quan đến thẩm mỹ, giá trị của bức tranh. Và việc có tút lại màu hay không sẽ do Bảo tàng Mỹ thuật ViệtNamquyết định. Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian mà các đồng nghiệp ViệtNamsẽ thực hiện” - bà Marina Langner chia sẻ.
Giám đốc Trung tâm Bảo quản, tu sửa tác phẩm mỹ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Trần Dũng Tiến cho biết: “Từ hai bức tranh được tu sửa, chúng tôi học tập được nhiều kinh nghiệm cũng như phương pháp xử lý để phục chế. Đó là những kỹ thuật bài bản và chuyên sâu, được đúc kết từ nhiều năm của nền kỹ thuật tiên tiến và cơ bản”. Còn theo Hiệu trưởng trường Đại học Nghệ thuật Huế Phan Thanh Bình: “Trong quá trình thực hiện, chuyên giaMarinađã xử lý tất cả vấn đề về bảo quản và dừng lại ở tút tranh, cho thấy trách nhiệm của người phục chế với nghệ thuật. Điều đó làm cho chúng tôi cảm thấy rằng, phục chế tranh phải hiểu thấu đáo và chuyên nghiệp. Ở Việt Nam có tình trạng phục chế theo kiểu phủi bụi một bức tranh, xong tô màu, không xử lý phần nền, làm cho bức tranh sau khi tô màu nhìn thì đẹp, nhưng không lâu sau sẽ bong tróc và hư hại nặng hơn. Chuyên gia Đức thực hiện theo một quy trình kỹ thuật, giúp cho giới bảo tồn, phục chế tranh ViệtNamsớm chấm dứt cách thức làm việc thiếu chuyên nghiệp”.
Hoạt động hợp tác giữa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và trường Đại học Mỹ thuật Dresden là sự chuẩn bị cần thiết để Bảo tàng tiến tới xây dựng dự án đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao cho hoạt động bảo quản, tu sửa, phục chế tác phẩm mỹ thuật. Theo bà Marina Langner, các đồng nghiệp Việt Nam cần có kính hiển vi điện tử loại tốt mới có thể tiến hành công việc họ đã được học ở Đức, đó là sự đầu tư cần thiết mà không quá tốn tiền. Bên cạnh đó, ở ViệtNamrất thiếu vật liệu phụ trợ cho tu sửa, phục chế tác phẩm mỹ thuật, nhập khẩu các vật liệu này sẽ giúp quá trình phục chế đạt kết quả tốt
Người đại biểu nhân dân