343
+ aa -

Văn hóa - Giáo dục

Cập nhật lúc : 02/07/2015 08:15
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, liên tục
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới, theo THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP PHAN CHÍ HIẾU cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp triển khai công tác PBGDPL, bảo đảm sát với nhu cầu, đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, vùng miền, địa phương, có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, liên tục; chú trọng các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận…

- Xin Thứ trưởng cho biết, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò như thế nào trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ?


PBGDPL là một bộ phận quan trọng, cấu thành công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với thi hành và bảo vệ pháp luật; trực tiếp nâng cao ý thức pháp luật của mọi thành viên trong xã hội; hình thành ở họ niềm tin, tình cảm và sử sự phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật.

 

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Trước hết, phải khẳng định rằng trong Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Vì thế, sẽ không thể xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN nếu như mỗi người dân không nhận thức được vị trí, vai trò, ý nghĩa của pháp luật; không có kiến thức hiểu biết pháp luật, không được tiếp cận với hệ thống pháp luật và không sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.

 

Theo tôi, trong Nhà nước pháp quyền XHCN, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện cụ thể như sau: 

Thứ nhất 
về vị trí, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định PBGDPL là một bộ phận quan trọng, cấu thành công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với thi hành và bảo vệ pháp luật; trực tiếp nâng cao ý thức pháp luật của mọi thành viên trong xã hội; hình thành ở họ niềm tin, tình cảm và sử sự phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật.
 
Thứ hai về vai trò, thông qua hoạt động PBGDPL giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nước và xã hội; biết được những chuẩn mực hành vi, những việc được làm, không được làm, phải làm, để từ đó thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, không vi phạm pháp luật hoặc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác; nâng cao ý thức tuân thủ, tự giác chấp hành pháp luật, hình thành ý thức tự giác Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
 
Thực tiễn triển khai công tác này những năm qua cho thấy, nếu thực hiện tốt công tác PBGDPL sẽ trực tiếp đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; xây dựng, tạo lập niềm tin, củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Dân với Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, PBGDPL hỗ trợ tích cực cho công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, góp phần thực thi dân chủ, tăng cường pháp chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật.
 
Vậy những năm qua, ngành Tư pháp đã triển khai những công việc cụ thể nào để khẳng định vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thưa Thứ trưởng ? 
 
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội, ngành Tư pháp đã có nhiều cố gắng, nỗ lực tham mưu triển khai nhiều hoạt động để khẳng định vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong đời sống xã hội.
 
Trước hết, ngành đã nỗ lực tham mưu giúp Đảng và Nhà nước hoàn thiện thể chế, chính sách về PBGDPL, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất điều chỉnh toàn diện, có hệ thống các vấn đề có liên quan đến công tác này. Có thể kể đến các văn bản như: Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09.12/.003; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19.4.2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Chương trình, Đề án về PBGDPL cho nhóm đối tượng đặc thù hoặc tại các địa bàn trọng điểm. Ngoài ra, ngành Tư pháp còn ký kết nhiều chương trình phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể để tăng cường sự phối hợp trong công tác PBGDPL.
 
Ngành còn tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ người làm công tác PBGDPL; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cả về kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ; xác định rõ phạm vi trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai công tác này để PBGDPL thực sự là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
 
Đặc biệt, ngành đã và đang tham mưu, tổ chức xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc đăng tải công khai các thông tin pháp luật, các văn bản pháp luật mới ban hành hoặc đang trong quá trình soạn thảo trên cổng thông tin điện tử để người dân dễ tiếp cận, khai thác và sử dụng; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn.
 
Để phúc đáp yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước, bám sát nhu cầu PBGDPL của người dân, ngành cũng đã chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL sát với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa bàn, đối tượng; xây dựng, nhân rộng các mô hình hay, cách làm có hiệu quả; đồng thời khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia để tạo thành phong trào xã hội rộng khắp, nhất là các tổ chức hành nghề pháp luật, những người có kiến thức hiểu biết pháp luật tham gia vào công tác này.
 
Đặc biệt, thực hiện Luật PBGDPL, ba năm qua, ngành đã chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang lại hiệu quả thiết thực, ngày càng đi vào nền nếp, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng khắp, qua đó tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
 
- Trong quá trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, theo Thứ trưởng đâu là những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ?

 

Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nhu cầu PBGDPL của xã hội rất lớn, phong phú, đa dạng, biến động hằng ngày hàng giờ với yêu cầu ngày càng cao, tính chất ngày càng phức tạp. Mỗi vùng miền, đối tượng, địa bàn nhu cầu PBGDPL không thống nhất làm ảnh hưởng đến tính thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện, trong khi đó nguồn nhân lực bảo đảm không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, thậm chí chưa đáp ứng, cả về số lượng và chất lượng.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Theo tôi, hiện nay công tác PBGDPL còn một số khó khăn, vướng mắc sau đây: trước hết, nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác PBGDPL còn chưa đầy đủ; chưa coi đây là công việc thường xuyên, tự thân, hàng ngày; chưa phát huy hết tinh thần tự giác, chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật; chưa có thói quen tự nghiên cứu, tìm hiểu mỗi khi có vướng mắc về pháp luật. Trong khi đó, hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, rất phức tạp, điều chỉnh sâu rộng các lĩnh vực của đời sống xã hội, lại thiếu ổn định, thường xuyên sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nên khó cập nhật; cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật còn chưa đầy đủ, có biểu hiện trùng lắp về nội dung, chưa rộng khắp.
 
Thứ đến, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nhu cầu PBGDPL của xã hội rất lớn, phong phú, đa dạng, biến động hằng ngày hàng giờ với yêu cầu ngày càng cao, tính chất ngày càng phức tạp. Mỗi vùng miền, đối tượng, địa bàn nhu cầu PBGDPL không thống nhất làm ảnh hưởng đến tính thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện, trong khi đó nguồn nhân lực bảo đảm không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, thậm chí chưa đáp ứng, cả về số lượng và chất lượng. 
 
Ngoài ra, mặc dù Luật PBGDPL đã quy định rất cụ thể trách nhiệm của các cấp, các ngành trong triển khai công tác PBGDPL cho các đối tượng, địa bàn đặc thù cũng như chính sách xã hội hóa công tác PBGDPL nhưng từ thực tiễn quản lý của Bộ Tư pháp cho thấy những vấn đề này còn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức; chưa khai thác, huy động hết các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác này, cả về nhân lực và cơ sở vật chất, kinh phí, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
 
- Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới, theo Thứ trưởng cần có các giải pháp nào ?
 
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu: Đứng trước yêu cầu của thực tiễn, Bộ Tư pháp cũng đã đề ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong thời gian tới, tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau đây: Thứ nhất, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; kế thừa, phát triển những quy định pháp luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn; kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, những vấn đề mới phát sinh để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế. 

Thứ hai, cần gắn kết công tác PBGDPL với công tác xây dựng, thực thi và bảo vệ pháp luật, chú trọng các hoạt động PBGDPL ngay từ khâu đầu tiên của quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội trong quá trình tổ chức thực thi. 

Thứ ba, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp triển khai công tác PBGDPL, bảo đảm sát với nhu cầu, đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, vùng miền, địa phương, có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, liên tục; chú trọng các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận. 

Thứ tư, phân định rõ phạm vi trách nhiệm, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong công tác PBGDPL, lồng ghép PBGDPL với các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, trong quá trình thực thi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trùng lắp trong sử dụng các nguồn lực. 


Thứ năm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt chính sách PBGDPL cho nhóm đối tượng đặc thù, chính sách xã hội hóa PBGDPL để khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ và bảo đảm cho công tác này.

 

Thứ sáu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tin học trong PBGDPL; khuyến khích, huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả mạng lưới truyền thanh cơ sở, các cơ quan báo chí, truyền thông vào công tác này.

- Xin cám ơn Thứ trưởng !

 

Người đại biểu nhân dân