362
+ aa -

Văn hóa - Giáo dục

Cập nhật lúc : 09/07/2015 08:07
Cạnh tranh bằng sản phẩm và chất lượng dịch vụ
Các chuyên gia cho rằng, du lịch Việt Nam cần tăng cường hợp tác công - tư, phát huy những lợi thế về chính sách và hỗ trợ của Nhà nước, sáng tạo và liên kết để nâng cao chất lượng dịch vụ, sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch...
Nguồn: vietnamtourism

Ông NGUYỄN QUỐC KỲ - Tổng giám đốc Viettravel: Cạnh tranh du lịch là cạnh tranh quốc gia


Các nhà làm chính sách cần sự nhất quán trong suy nghĩ, tư duy, ra quyết định và hành động. Ví dụ, việc bỏ visa 6 nước vừa rồi được coi như cửa “mở hé”á, các doanh nghiệp không nhanh chân là “bị kẹt”. Điều gì sẽ xảy ra khi từ ngày 1.7.2016, việc miễn visa cho khách du lịch tới từ nước nào đó kết thúc? Trong khi để chính sách “thấm” vào xã hội, doanh nghiệp, cần 2 - 3 năm, việc thi hành chính sách cũng cần có sự chuẩn bị. Bên cạnh đó, việc miễn visa cần làm tập trung theo khu vực, tránh dàn trải.

 

Cạnh tranh du lịch là cạnh tranh quốc gia, không phải cạnh tranh ngành nghề. Mà cạnh tranh quốc gia là cạnh tranh về chính sách, cơ chế, không làm được chuyện này thì du lịch ViệtNamcòn vướng dài dài. Là cạnh tranh quốc gia, nên việc quản lý phải chặt để doanh nghiệp cạnh tranh tốt. Ví dụ, Viettravel phát triển văn phòng ở nước ngoài phải tuân theo các quy định chặt chẽ của những nước này. Sắp tới, ASEAN thông thoáng biên giới, càng phải quản lý tốt vấn đề này.

 

Ông VŨ THẾ BÌNH - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam: Tạo ra các sản phẩm độc đáo, hấp dẫn


Du lịch ViệtNamkhông thể đi bằng con đường nhảy vọt so với các quốc gia đi trước, mà phải cạnh tranh bằng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Các quốc gia nhưThái Lan,Malaysiakhông hơn ta về tài nguyên, nhưng chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp của họ cao hơn rất nhiều. Vậy tạo ra sản phẩm như thế nào? Sự khác biệt của du lịch ViệtNamđược thể hiện ở sự hấp dẫn của các tài nguyên thiên nhiên và độc đáo của văn hóa. Về thiên nhiên, ViệtNamcó những di sản mà các quốc gia Đông Nam Á khác không có: vịnh Hạ Long, Sơn Đoòng, cao nguyên đá Đồng Văn… vấn đề là có tạo ra sản phẩm khác biệt hay không. Về văn hóa, khai thác giá trị di sản và lễ hội phục vụ du lịch là cần thiết, nhưng không phải di sản nào cũng có thể khai thác du lịch. Nhiều lễ hội thu hút đông đảo người tham dự chỉ làm ồn ào cho địa phương, không đem lại lợi gì cho du lịch. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ khai thác những giá trị độc đáo để đưa đến du khách, nên các địa phương cần có sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng sản phẩm du lịch. Ngoài thiên nhiên và văn hóa, du lịch cũng gắn bó với các ngành khác để tạo ra sự độc đáo, như kết hợp với nông nghiệp, thủ công nghiệp...

 

Chất lượng phục vụ cũng là yếu tố quyết định. Để nâng cao chất lượng - vấn đề khẩn cấp - đề nghị phải triển khai ngay khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đơn vị du lịch vừa và nhỏ. Những đơn vị đăng ký làm tour cao cấp thì phải có nhân lực đạt trình độ chuẩn theo quy định.

 

Ông NGUYỄN VIỆT THÔNG - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Hướng tới phát triển bền vững


Giai đoạn tới, các cơ quan của Chính phủ cần thống nhất điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hệ thống luật pháp, văn bản pháp quy, chính sách quản lý liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động du lịch theo định hướng phát triển du lịch bền vững; xây dựng các chiến lược, kế hoạch và chương trình nhằm nhanh chóng đổi mới một cách toàn diện ngành du lịch, trong đó kích thích các hoạt động kinh tế, tạo ra lợi ích xã hội rộng lớn, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững; kiên trì đưa cách tiếp cận du lịch có trách nhiệm vào quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển du lịch nhằm giải quyết những quan ngại về môi trường, đạo đức và xã hội.

 

Phát triển du lịch bền vững cần có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là trong quy trình hoạch định chính sách và lập kế hoạch. Để thực hiện được yêu cầu này, cần hình thành tổ chức tư vấn du lịch ở cấp quốc gia để hỗ trợ ngành du lịch xây dựng, triển khai các chính sách cũng như quản lý phát triển ngành. Tổng cục Du lịch cần tích cực thực hiện vai trò là đầu mối phối hợp với các bên liên quan trong phát triển du lịch liên ngành, liên vùng… nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp; hình thành và đẩy mạnh các cơ chế đối thoại công tư liên quan đến phát triển du lịch..

 

Người đại biểu nhân dân