Tham dự Hội thảo có hơn 200 đại biểu đến từ Bộ phận thường trực đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông và các đơn vị liên quan thuộc Bộ GD&ĐT; Công ty Rising Stars, Vương quốc Anh
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những thách thức mà giáo dục ViệtNamđang gặp phải. Việc mà giáo dục ViệtNamđang hướng tới đầu tiên hiện nay là hướng dẫn dạy học, kiểm tra đánh giá theo chương trình mà không phụ thuộc vào bộ SGK nào.
GS.TS Đinh Quang Báo, Ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đề xuất một số nội dung đánh giá SGK mới của Việt Nam, đó là: Thể hiện chủ trương của Đảng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; phù hợp và cụ thể hóa chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo tính liên môn, phân môn và tính liên thông giữa cấp học, lớp học; cung cấp nội dung kiến thức; hướng dẫn hoạt động học; hỗ trợ hoạt động dạy; ngôn ngữ, ký hiệu; quan hệ kênh chữ, kênh hình; ứng dụng CNTT; mỹ thuật và tiện ích sử dụng; cấu trúc văn bản SGK.
Bên cạnh việc chia sẻ những kinh nghiệm, hội thảo còn đề cập đến việc biên soạn SGK và nguồn học liệu, tầm quan trọng của SGK và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước hiện nay, công nghệ trong giáo dục…
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh là một việc lớn. Cùng với đó, ViệtNamchủ trương một chương trình nhiều SGK cũng là việc hết sức quan trọng.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay, hiện nay ViệtNamvẫn sử dụng một chương trình, một bộ SGK. Do đó, sẽ có bỡ ngỡ trong việc xác định mối quan hệ giữa chương trình với SGK, với việc tổ chức đánh giá; đồng thời cần xác định rõ tiêu chí nào là tốt khi mà xây dựng một chương trình nhiều SGK; tiêu chí để đánh giá được năng lực cũng như phẩm chất của học sinh và tiêu chí đánh giá được bộ SGK là tốt, có phù hợp với điều kiện dạy và học của Việt Nam.
Chia sẻ về quy trình xây dựng SGK, bà Andrea Carr, Giám đốc điều hành Công ty Rising Stars và Hodder Primary cho biết, ở Vương quốc Anh quy trình này chia thành 11 bước khác nhau. Mỗi bước sẽ có một người chịu trách nhiệm chính và mọi người sẽ được tiếp cận tất cả tài liệu sau khi biên soạn để đánh giá xem có đạt yêu cầu hay không. Điểm đầu tiên cần chú ý khi tham gia chương trình cấp quốc gia này là chúng tôi đặt vấn đề các em học sinh sẽ đạt được nội dung gì khi học những cuốn SGK mà chúng tôi biên soạn. Tất cả đều hướng tới mục tiêu chung lớn đó là từ những kiến thức học được, các em có thể khám phá và thu lượm được những kiến thức rộng hơn, có tính phổ quát hơn.
Ngoài ra, bà Andrea Carr nhấn mạnh: SGK chỉ là một phần hỗ trợ dạy và học chứ không phải là nguồn cung cấp tất cả các thông tin cho giáo viên và học sinh. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào SGK sẽ không thúc đẩy được sự sáng tạo của học sinh, bởi sự sáng tạo là chìa khóa của việc học và dạy nên làm thế nào để có thể sử dụng những ngôn ngữ ít phụ thuộc vào SGK để có thể phát triển năng lực, cũng như kiến thức thu lượm được, đó mới là mục tiêu chúng tôi đưa ra./.
ĐCSVN