- Là một đơn vị làm sách, theo ông, những cơ hội của ngành xuất bản Việt Nam khi hội nhập quốc tế là gì?
- Theo thống kê, Việt Nam có dân số hơn 90 triệu dân, ngoài ra còn có khoảng 5 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài. Đây rõ ràng là một thị trường rất lớn không chỉ cho ngành xuất bản. ViệtNamcũng là một trong những quốc gia mà phụ huynh đầu tư giáo dục cho con thuộc diện lớn nhất thế giới. Họ sẵn sàng chi tiền cho giáo dục, thì sách là quan trọng. Ở Mỹ, sinh viên đại học đọc 300 - 500 trang sách/ngày, ở ViệtNamhiện chắc chỉ là vài chục trang và chắc chắn sẽ tăng lên vào thời gian tới. Đây là tiềm năng lớn. Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết và thực thi và theo đó, “biên giới” về xuất bản được dỡ bỏ, chúng ta có thêm cơ hội. Hơn thế nữa, ngay cuối năm nay, Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức đi vào hoạt động cũng thúc đẩy sự hội nhập của ngành xuất bản ViệtNamvới khu vực và thế giới.
- Nhưng thách thức đối với ngành xuất bản cũng lớn, thưa ông?
- Đúng vậy. Người ViệtNamlười đọc sách, trừ sách giáo khoa, trung bình mỗi người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm. Quá ít. Hơn nữa, ViệtNamphải đối mặt với sách lậu, và cả nạn... sách thật. Có chuyện một nhà xuất bản lấy cuốn sách dịch đổi tên, thay chút nội dung, biến thành sách biên soạn và xin giấy phép xuất bản đàng hoàng. Chiến đấu với sách giả, sách lậu đã khó, nay phải đối phó với cả nạn sách thật, đây quả là thách thức mà thế giới không tưởng tượng được. ỞAustralia, một cuốn sách chỉ được quyền sao chép tối đa 10 trang không nhằm mục đích thương mại, hay ởPhilippines, sách giáo trình cũng chỉ được sao chép không quá 20% phục vụ học tập nghiên cứu. Trong khi đó, ở ViệtNam, nhiều đơn vị sao chép nửa cuốn, thậm chí cả cuốn để bán mà khó xử lý.
Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị làm sách. Tưởng tượng như có cái bánh sách, mọi người đang tư duy sai lầm là tranh giành nhau chiếc bánh này, mà không nghĩ cách làm chiếc bánh lớn hơn hoặc làm ra chiếc bánh khác. Ví dụ tìm các mảng sách mới để xuất bản. Nhưng muốn tìm ra sản phẩm mới phải có tư duy cởi mở, phải đi nước ngoài, đòi hỏi có kinh phí, ngoại ngữ giỏi và cả sự nhạy cảm của người tìm sách, trong khi đơn vị làm sách thường vốn ít, cái khó bó cái khôn.
Dẫu vậy, tôi vẫn nhìn thấy cơ hội nhiều hơn thách thức. Và chắc chắn những năm tới sẽ có sự thay đổi lớn trong ngành xuất bản.
- Ông đánh giá ra sao về tiềm năng hợp tác về xuất bản giữa Việt Nam và các nước?
- Quan hệ hợp tác hiện nay còn hạn chế, vì chưa có nhiều đơn vị xuất bản của ViệtNammạnh dạn thực hiện, trong đó ngôn ngữ là một cản trở. Các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Singapore, Malaysia xuất bản bằng tiếng Anh rất dễ dàng, trong khi Việt Nam lại qua công đoạn dịch. Tương tự, giới thiệu sách tiếng Việt ra nước ngoài cũng gặp cản trở về ngôn ngữ. Mặt khác, có sự khác nhau về văn hóa nên kể cả sách được yêu thích ở Việt Nam, sang quốc gia khác vẫn có thể có đến 80% không bán chạy.
Chủ động hội nhập
- Về phần mình, Sách Thái Hà đã có những định hướng nào để hội nhập khu vực và thế giới?
- Chủ động hội nhập. Chúng tôi sẽ có nhiều bước và đi từng bước một. Tương lai, Sách Thái Hà chắc chắn sẽ xuất bản sách bằng tiếng Anh. Hiện nay chúng tôi đang làm tốt và tiên phong trong xuất bản sách tại Việt Namcùng lúc với thế giới. Ví dụ, cả 4 cuốn của Johanna Basford - tác giả nổi tiếng nhất thế giới về sách tô màu dành cho người lớn, chúng tôi đã mua bản quyền, trong đó 2 cuốn đã ra mắt, cuốn thứ 3 Đại dương mất tích(Lost Ocean), ngày 27.10 tới cả bản tiếng Anh và bản tiếng Việt cùng ra mắt một ngày trên toàn thế giới. Cuốn thứ 4 sẽ xuất bản năm 2016, hiện chúng tôi đã có hợp đồng bản quyền.
Chúng tôi cũng đang tìm cách bán bản quyền sách ViệtNamra nước ngoài. Chúng tôi tham gia các hội sách khu vực, gặp gỡ và giới thiệu các tác giả, tác phẩm của ViệtNam. Cần cù gieo hạt, nhất định hạt sẽ nở, cây sẽ mọc, sẽ đơm hoa kết trái. Hội chợ Sách Frankfurt từ 14 - 18.10 tới, lần đầu tiên một nước ASEAN là khách mời danh dự (Indonesia). Gian hàng ViệtNamtại Hội sách Frankfurt 2015 cũng lớn hơn, ấn tượng hơn. Chúng tôi dự kiến sẽ giới thiệu một số cuốn sách của ViệtNamvới bạn bè thế giới. Hiện nay sách điện tử phát triển, sắp tới chúng tôi có cả sách tiếng Anh, thì chỉ cần ở ViệtNamcó thể tiếp cận bạn đọc toàn thế giới.
- Việc giới thiệu sách Việt Nam ra nước ngoài có vẻ rất khó khăn, thưa ông?
- Đúng vậy. Việt Nam chưa có nhiều nhà văn nổi tiếng, được giải thưởng quốc tế, nên chưa được thế giới chú ý. Khi mua bản quyền sách của các tác giả nước ngoài, tôi thường hỏi cuốn sách đó đã in được bao nhiêu bản, dịch ra bao nhiêu thứ tiếng (và thường những cuốn đã được dịch ra trên 10 thứ tiếng thì nằm trong tầm ngắm). Trong khi đó, giới thiệu sách Việt Nam ra nước ngoài, chưa được dịch ra thứ tiếng nào, mới in được khoảng 10.000 bản thì họ sẽ khó muốn nói chuyện... Tuy nhiên, tôi tin chắc sẽ tìm ra cuốn sách hay để thuyết phục đối tác nước ngoài.
- Được biết, ông sẽ làm diễn giả tại Hội sách Frankfurt 2015?
- Tôi rất bất ngờ với lời mời từ lãnh đạo Frankfurt Book Fair, bởi những diễn giả được mời rất nổi tiếng, được chọn lọc kỹ lưỡng. Có lẽ do năm nay Indonesialà khách mời danh dự nên Việt Nammới có cơ hội hiếm có này. Chủ đề Ban tổ chức đặt hàng tôi là Việt Nam - những cơ hội và thách thức. Có 3 diễn giả ASEAN được mời tham dự Hội nghị giám đốc bản quyền thế giới ở Frankfurt, ngoài tôi còn có 2 diễn giả đến từ Thái Lan và Malaysia. Vé vào cổng nghe thuyết trình trong Hội nghị này lên tới 269,8 euro. Vậy là lại thêm một cơ hội lớn cho ViệtNam có mặt trong bản đồ ngành xuất bản thế giới và hội nhập sâu hơn.
- Xin cảm ơn ông!
TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên BCH Hội Xuất bản ViệtNam: “Cố gắng bắt kịp với thế giới, không xuất bản cái họ đã chán, đã lỗi thời, là điều Thai Ha Books đang nỗ lực thực hiện. Nhiều cuốn sách hiện nay được chúng tôi mua bản quyền khi chưa xuất bản ở bất cứ đâu. Như cuốn “Quản lý Nghiệp” được mua từ khi tác giả Michael Roach đang viết, trước khi bản tiếng Anh ra mắt, Thai Ha Books đã dịch xong và xuất bản bằng tiếng Việt. Tôi muốn nhấn mạnh việc CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP chứ không phải hội nhập bị động”
Người đại biểu nhân dân