299
+ aa -

Quốc tế

Cập nhật lúc : 11/03/2015 08:10
EU - Cuba, vòng đàm phán thứ 3 về bình thường hóa quan hệ Bước đi cả hai bên chờ đợi
Sự kiện Cuba và Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc thành công vòng đàm phán thứ ba nhằm hướng tới việc ký kết Thỏa thuận đối thoại chính trị và hợp tác song phương đã đánh dấu thêm một bước tiến tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ đầy đủ giữa hai bên.

Diễn ra trong hai ngày 4 - 5.3, vòng đàm phán thứ ba về Thỏa thuận đối thoại chính trị và hợp tác giữa Cuba và EU tại Thủ đô La Habana của Cuba đã tập trung vào việc thiết lập cơ chế đối thoại trong các lĩnh vực khác nhau, thảo luận sơ bộ về thiết lập quan hệ thương mại và đối thoại chính trị, ấn định lịch trình đàm phán một thỏa thuận khung, cung cấp khuôn khổ pháp lý cho đối thoại, hợp tác trong lĩnh vực quản lý và nhân quyền. Trưởng đoàn đàm phán Cuba, Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Abelardo Moreno cho biết, hai bên đã đạt được nhiều tiến bộ trong thảo luận về các vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế và nông nghiệp, mặc dù không nêu những thỏa thuận cụ thể giữa hai bên. Trưởng đoàn đàm phánCubanhận định, tương tự như hai vòng đàm phán trước, cuộc trao đổi song phương diễn ra thẳng thắn và mang tính xây dựng. Điều này cho phép mang lại những bước tiến thực sự.   

 

Về phía EU, Trưởng đoàn đàm phán EU, ông Cristian Leffler, quan chức ngoại giao EU phụ trách quan hệ với châu Mỹ, tuyên bố hai bên đã đạt được tiến bộ đáng kể trong nội dung hợp tác. Tuy nhiên, ông Leffler cũng cho biết hiện tại hai bên chưa xác định thời điểm ký thỏa thuận cụ thể vì còn nhiều nội dung quan trọng cần đạt được đồng thuận trước. Trưởng đoàn đàm phán châu Âu khẳng định, EU chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm chứ không muốn áp đặt mô hình và quan điểm của mình đối với

Cuba.    

 

Về ý kiến so sánh giữa cuộc đàm phán Cuba - EU hiện tại và quá trình tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Mỹ, ông Leffler nhận định đây là hai quá trình riêng biệt, có tính chất khác nhau và không mang tính cạnh tranh lẫn nhau.  

Quan hệ giữaCubavà EU trở nên căng thẳng sau khi khối liên minh kinh tế chính trị này áp đặt hàng loạt quy tắc giới hạn mối quan hệ thương mại và ngoại giao với quốc gia Nam Mỹ Cuba vào năm 1996. Năm 2003, EU chính thức đình chỉ quan hệ với Cuba.

 

Sau nửa thập kỷ lạnh nhạt, quan hệ giữa EU vàCubabắt đầu được hâm nóng kể từ năm 2008. Sau khi Tây Ban Nha là quốc gia tiên phong trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba vào năm 2005, EU đã quyết định đồng thuận thiết lập đối thoại chính trị và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với quốc đảo này.

 

Tháng 10.2008, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Felipe Roque và Ủy viên Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách phát triển và viện trợ nhân đạo, Louis Michel đã ký thỏa thuận về hợp tác phát triển, chính thức khôi phục quan hệ hợp tác. Theo thoả thuận, hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục quan hệ hợp tác song phương trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử và tôn trọng chủ quyền. Những cử chỉ đầy thiện chí này đã nhận được sự hoan nghênh và ủng hộ mạnh mẽ từ cả người dânCubavà châu Âu. Bốn năm sau đó, các quan chức EU tuyên bố liên minh đã sẵn sàng cải thiện quan hệ vớiCubanhằm mở rộng các khuôn khổ hợp tác giữa hai bên. Tháng 11.2012, Ngoại trưởng các nước thành viên EU nhất trí khởi động tiến trình thương lượng một thỏa thuận song phương với Cuba. 

 

Trong năm 2013, Phó tổng Giám đốc phụ trách phát triển của EC Christian Leffler đã có chuyến thăm Cuba trong 3 ngày nhằm xem xét khả năng phát triển quan hệ với nước này. Trước đó, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton đã ủy quyền cho ông Christian Leffler mang tới La Habana một thông điệp về khả năng cải thiện quan hệ giữa hai bên trong thời gian tới. Đây được xem như “luồng gió mới” trong mối quan hệ giữa châu Âu và Cuba.

 

Tháng 10.2014, EU tuyên bố bắt đầu quá trình bình thường hóa quan hệ với Cuba, sau hơn một thập kỷ không trao đổi đoàn ngoại giao chính thức. Cubađã hoan nghênh chủ trương của EU, coi đây là động thái mang tính xây dựng, song khẳng định đối thoại song phương phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Cuba. Sau đó, chỉ trong vòng 4 tháng, Cuba và EU đã tiến hành liên tiếp hai vòng đàm phán Đối thoại chính trị và hợp tác song phương, được coi là thỏa thuận công nhận quan hệ chính trị song phương, đồng thời có thể mở ra cơ hội tăng cường trao đổi thương mại giữa hai bên.

 

Cubahiện là quốc gia duy nhất tại Mỹ Latin chưa ký thỏa thuận đối thoại chính trị với EU, mặc dù từ năm 2008, hai bên đã đồng ý mở lại kênh liên lạc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây La Habana đã ký hiệp định trao đổi chính trị song phương riêng rẽ với 15 nước thành viên EU.   

 

Kể từ năm 2008 đến nay, EU đã viện trợ phát triển choCubakhoảng 110 triệu USD. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai củaCuba, sauVenezuela, với kim ngạch trao đổi hàng năm đạt mức 3,7 tỷ USD, và là nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất củaCuba. Theo thống kê, khoảng 20% lượng hàng hóa nhập khẩu vào Cuba có xuất xứ từ EU và hàng năm có tới hàng nghìn du khách châu Âu đến Cuba nghỉ dưỡng. Tuy nhiên hiện tại, do chưa hoàn toàn bình thường hóa quan hệ nên nhiều sản phẩm của đảo quốc Caribe vẫn chịu mức thuế cao tại thị trường EU (ví dụ xì gà Cuba chịu thuế tới 26%, trong khi sản phẩm cùng loại của một số nước Trung Mỹ và Caribe khác được miễn thuế nhập khẩu).

 

Những nỗ lực hàn gắn đầy thiện chí vừa qua đã mở ra hy vọng sẽ xóa bỏ hoàn toàn những mối bất đồng trong quá khứ giữa Cuba với các quốc gia ở bên kia bờ Đại Tây Dương và tạo nên sự kết nối của tương lai.

 

Bướác đi đã hoàn toàn nằm trong tính toán.

 

Người đại biểu nhân dân