"Nông dân ở Tây Phi đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc khủng hoảng, sự sợ hãi và hoảng loạn đã khiến nhiều người phải từ bỏ các loại cây trồng, và điều đó đã làm gián đoạn sản xuất thực phẩm và dẫn đến giá lương thực tăng cao. Sản lượng các cây trồng chính, bao gồm gạo và ngô, sẽ thấp hơn đáng kể so với bình thường do thiếu nhân lực, và điều này gây tác động tai hại cho an ninh lương thực" – chuyên gia của Liên hợp quốc đánh giá.
Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính ở Tây Phi. 2/3 dân số của khu vực này phụ thuộc vào nông nghiệp.
Theo Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền lương thực, việc đóng các cửa khẩu và cảng biển, tình trạng sụt giảm của thương mại khu vực, với sự suy giảm đầu tư nước ngoài, và giảm sức mua của hàng chục nghìn hộ gia đình dễ bị tổn thương đã đẩy các quốc gia Tây Phi này vào tình huống an ninh lương thực bấp bênh.
Bên cạnh đó, bà Elver cũng bày tỏ quan ngại trước các thông tin cho thấy những cộng đồng này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực do thiếu tiếp cận với đường giao thông, trong khi những người khác đe dọa trốn tránh cách ly do thiếu thực phẩm.
"Trong tình huống mà các chính phủ đã áp đặt cách ly các cộng đồng, việc tiếp cận với thực phẩm phải được bảo đảm " – chuyên gia độc lập của Liên hợp quốc cho biết.
Báo cáo viên đặc biệt kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục tăng cường nỗ lực để giải quyết tình trạng thiếu lương thực hiện tại ở các quốc gia Tây Phi bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh Ebola, và cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như bảo đảm an ninh lương thực của các cộng đồng bị ảnh hưởng./.
ĐCSVN