Trước đây, cũng có nhà khoa học sáng chế ra cửa kính điều chỉnh được độ sáng, nhưng chỉ dựa trên phản ứng điện hóa để điều chỉnh chức năng, vì vậy giá thành rất cao. Công nghệ mới này của các nhà khoa học Hoa Kỳ là thông qua thay đổi một vài kết cấu của vật liệu để điều chỉnh độ sáng của cửa sổ. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã sáng chế ra một loại vật liệu nhựa hoặc một lớp thủy tinh được coi là trung gian để điều chỉnh cửa kính, 2 mặt của nó được bao bọc bởi một vật liệu mềm, đàn hồi và trong suốt, trên bề mặt của vật liệu này được phun một lớp sợi nano bạc. Lớp sợi nano bạc này có kích thước rất nhỏ, không bị tán xạ ánh sáng khi có tia sáng chiếu vào, nhưng khi lắp đặt một điện áp bên ngoài vào thì trạng thái sẽ bị thay đổi.
Dưới tác dụng của điệp áp, lớp sợi nano bạc ở 2 mặt sẽ thu được năng lượng và thực hiện tương tác lẫn nhau, khiến vật liệu đàn hồi bị ép lại và biến dạng. Do các sợi nano bạc trên bề mặt phân bố không đồng nhất, vì vậy, vật đàn hồi cũng biến dạng khác nhau. Điều này tạo ra một bề mặt thô, tán xạ ánh sáng, từ đó kính sẽ bị mờ đi.
Các nhà khoa học cho biết, điểm quan trọng ở đây là toàn bộ quá trình biến đổi diễn ra không quá 1 giây. Ngoài ra, họ còn phát hiện độ thô trên bề mặt của vật đàn hồi có liên quan đến điện áp, giá trị điện áp càng cao thì bề mặt càng thô, kính sẽ càng bị mờ hơn. Kết quả của nghiên cứu này đã mang đến một sáng tạo mới cho việc sản xuất các loại cửa kính.
(khoahocvacongngheivetnam.com.vn)