Người mắc bệnh tiểu đường thường được bác sỹ căn dặn rất kỹ về vấn đề ăn uống, nhất là kiêng ăn gì, nên ăn cái gì. Bởi vậy, những người mắc bệnh này thường khổ sở trong việc lựa chọn thức ăn.
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn, đặc biệt là dành cho người bị tiểu đường. Rau xanh nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ.
Ăn rau nhiều hơn những thực phẩm khác đồng nghĩa với việc giảm được lượng tinh bột và đường (một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết) và giảm được lượng chất béo bão hòa (thủ phạm gây ra tình trạng đề kháng insulin). Rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ.
Sau đây là một số loại rau tốt cho người bị tiểu đường.
Cà rốt
Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.
Thành phần có trong cà rốt như: giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt.
Trong 100 g ăn được của cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong cà rốt như: kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden...
Đường trong cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hóa dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.
Trong cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.
Súp lơ xanh
Trong súp lơ xanh có chứa nhiều crôm, chất xơ và chất chống oxy hóa, nhiều vitamine C, E và beta-carotene, giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng; giàu chất sắt và acide folique giúp chống lại chứng thiếu máu.
Đồng thời, súp lơ xanh cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.
Mướp đắng
Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.
Măng tây
Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.
Đồng thời, các thành phần potassium (kali), nhiều vitamin A, C, K, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, các đạm, glucid và chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: Kali, magnê, canxi, sắt, kẽm.
Hành tây
Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Thành phần có trong hành tây như: kali, vitamin C, axitfolic, kẽm, selenium, chất xơ và chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, 2 chất dinh dưỡng quercetin và A.prostaglandin. Nhờ đó mà hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe mà các thực phẩm khác không thay thế được.
(khoahocvacongnghevietnam.com.vn)