428
+ aa -

Chính trị - Xã hội

Cập nhật lúc : 15/08/2014 09:16
Cần bình tĩnh, không hoang mang trước thông tin về dịch bệnh Ebola
Trước thông tin dịch bệnh Ebola đang có diễn biến phức tạp tại các nước Tây Phi, cũng như những tiên lượng về khả năng dịch bệnh có thể đi vào nước ta, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Người dân cần hết sức bình tĩnh và không nên hoang mang.

>> Công điện của Thủ tướng chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Ebola

 

Phóng viên (PV): Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới đã cho rằng, dịch bệnh Ebola có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Đối với ViệtNam, chúng ta có biện pháp gì để ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này?

 

PGS.TS Trần Đắc Phu: Đối với các quốc gia đang có dịch bệnh, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp, kích hoạt cơ chế quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp quốc gia. Đối với các quốc gia chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện và khả năng để phát hiện sớm, điều tra, quản lý chặt chẽ những trường hợp nhiễm vi rút Ebola; đồng thời, cần huy động toàn xã hội cho nỗ lực phòng chống.

 

Ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh, nhưng chúng ta đã tiên lượng có thể dịch xâm nhập vào vì một số l‎ý do: Chúng ta có công dân là người lao động, công tác, làm việc tại các nước trong vùng dịch (vừa qua, Bộ Ngoại giao ViệtNamđã thông báo ởNigeria, chúng ta có 15 công dân hiện đang làm việc và sinh sống bên đó). Thêm vào đó, cũng có những công dân của các nước có dịch đang sinh sống và lao động tại ViệtNam, hoặc những công dân từ các nước khác đi qua vùng dịch rồi tới ViệtNamtrong vòng 21 ngày…

  

 PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng(Bộ Y tế)  (ảnh:VL)

Đây là dịch bệnh nguy hiểm, có số ca mắc và tử vong khá cao. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã và đang làm tất cả những công việc liên quan nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Đặc biệt, ngày 9/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp khẩn với lãnh đạo các bộ, ban, ngành để triển khai công tác phòng chống dịch. Ngay hôm đó, Thủ tướng Chính phủ cũng có công điện gửi đi các tỉnh, thành trong cả nước.

 

Bộ Y tế luôn theo dõi, nắm bắt thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ để có phương án phù hợp. Bộ Y tế cũng có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, cùng các cơ quan hữu quan khác để phối hợp giám sát tình hình dịch bệnh, đặc biệt là tại các cửa khẩu.

 

Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao thông báo cho công dân ViệtNamđang ở những vùng có dịch có biện pháp phòng hộ. Thủ tướng Chính phủ cũng đã căn cứ vào đề nghị của Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao, hiện không cử công dân đi sang các nước đang có dịch làm nhiệm vụ khi không cần thiết. Bộ Y tế cũng gửi công văn sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để ngành Du lịch không bố trí các tour sang các nước có dịch tại thời điểm này; đồng thời, cũng tuyên truyền cho khách du lịch quốc tế khi tới Việt Nam để họ hợp tác với chúng ta, cung cấp thông tin cần thiết nhằm quản l‎ý chặt chẽ, không để dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam.

 

Bộ Y tế tiếp tục rà soát về nhân lực, thuốc, trang thiết bị phòng chống dịch và xây dựng danh mục dự trữ ngành Y tế để đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh khi xảy ra. Hiện nay, ViệtNamđang ở giai đoạn 1 theo tình huống của Kế hoạch phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola. Tuy nhiên, cần phải chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị bảo vệ cá nhân, phòng tránh lây nhiễm; rà soát cơ sở cách ly, phương tiện vận chuyển cấp cứu, hóa chất chống dịch... Bộ Y tế đã có kế hoạch mua khẩn cấp 10.000 bộ trang phục phòng hộ cá nhân để phát cho những đối tượng có nguy cơ cao khi làm nhiệm vụ. Tùy theo diễn biến giai đoạn của dịch, Bộ Y tế sẽ có chuẩn bị phù hợp.

 

PV: Ông có thể cho biết cụ thể hơn phương án của Bộ Y tế nếu như chúng ta có trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh tại cửa khẩu?

 

PGS.TS Trần Đắc Phu: Tại cửa khẩu, việc giám sát đối với khách nhập cảnh thông qua sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa. Trường hợp tại cửa khẩu phát hiện hành khách có triệu chứng bệnh Ebola, cán bộ kiểm dịch sẽ đưa ngay vào khu cách ly để theo dõi và thông báo ngay theo quy định đến các cơ quan liên quan để phối hợp. Nếu cần, trường hợp nghi ngờ sẽ được chuyển bằng xe y tế về nơi cách ly tuyến sau để theo dõi, lấy mẫu gửi xét nghiệm.

 

Bộ Y tế xây dựng kế hoạch phân tuyến thu dung, điều trị bệnh nhân, chỉ định các bệnh viện làm nơi cách ly trong trường hợp phát hiện ca bệnh xâm nhập và có phương án mở rộng khu cách ly, thành lập bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bệnh lan rộng với sự huy động của các lực lượng như: Công an, bộ đội tham gia để đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân và cộng đồng.

 

Hiện nay, phương án đặt ra khi có trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu sẽ được chuyển về cơ sở điều trị cách ly có điều kiện cách ly tốt nhất để điều trị và kiểm soát ngay, hạn chế lây lan và giảm tử vong: Tại phía Bắc, là bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; tại miền Trung là Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa;  tại miền Nam: Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Các trường hợp nghi ngờ được phát hiện tại cửa khẩu nào thì chuyển về khu điều trị cách ly tại bệnh viện đa khoa của tỉnh đó.

 

ViệtNamcũng đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa và điều trị dịch bệnh trong thời gian vừa qua như: dịch Sars, dịch cúm H5N1, dịch tay chân miệng... Với những kinh nghiệm đó, chúng ta hi vọng sẽ ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh Ebola.

 

P/V: Với sự nguy hiểm của dịch bệnh và tốc độ lây lan nhanh chóng, hiện nay, người dân đang rất hoang mang, lo lắng về tình hình dịch bệnh. Ông có khuyến cáo gì cho người dân ?

 

PGS.TS Trần Đắc Phu: Hiện nay, có nhiều loại dịch khác nhau và mỗi loại lại có biểu hiện, cách phòng ngừa không giống nhau.

 

Dịch bệnh do vi rút Ebola lây lan nhanh do bản chất nguy hiểm của vi rút Ebola. Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của ViệtNam, bệnh được xếp vào nhóm A, tức là nhóm bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và tỉ lệ tử vong cao.

 

Cho tới nay, ViệtNamchưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola. Tuy nhiên, tôi nhắc lại là nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực châu Phi là hoàn toàn có thể.

 

Các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền để người dân nắm được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh cũng như diễn biến trên thế giới, cách lây nhiễm, triệu chứng biểu hiện, cách phòng ngừa dịch bệnh. Song, cũng tuyên truyền để người dân không hoang mang, phải bình tĩnh phối hợp phòng chống dịch. Hiện nay, trên website của Bộ Y tế đã cập nhật đầy đủ các thông tin về chuyên môn; đồng thời, Bộ cũng thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh trên thế giới, người dân có thể truy cập vào đó để biết thêm thông tin.

 

 Tổ chức diễn tập tình huống có người nhiễm bệnh tại Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh ngày 14/8 (ảnh:VL)

 

Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân, cần đảm bảo thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hoặc bằng các chất khử khuẩn, lau chùi, tẩy rửa nhà cửa sạch sẽ. Trường hợp tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về, nghi ngờ nhiễm bệnh, chúng ta cũng không nên xa lánh họ, không nên có thái độ thái quá. Tuy nhiên, chúng ta phải có kiến thức để phòng ngừa.

 

Hiện nay, có nhiều người hỏi tôi về thuốc phòng ngừa, đồng thời có nhiều thông tin thất thiệt trong cộng đồng về loại thuốc này, thuốc kia phòng được bệnh Ebola. Xin nhắc lại, hiện chưa có vaccine phòng bệnh Ebola, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng bệnh sẽ được khống chế nếu phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, theo dõi và giám sát người tiếp xúc gần với người mắc bệnh và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp, quy trình phòng chống nhiễm khuẩn. Tổ chức Y tế thế giới cũng luôn khuyến cáo người dân cần đến cơ sở y tế để được cung cấp thông tin và hướng dẫn đáng tin cậy về bệnh Ebola.

 

P/V: Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

 Vụ dịch Ebola đầu tiên trên thế giới được ghi nhận vào năm 1976 tại Sudan, với hơn 600 người mắc. Từ sau năm 1976, mặc dù bệnh do vi rút Ebola không gây thành những vụ dịch lớn, nhưng các vụ dịch lẻ tẻ vẫn được ghi nhận ở 11 quốc gia vùng châu Phi. Từ tháng 12/2013 đến nay, dịch bệnh do vi rút Ebola đã bùng phát trở lại tại 4 quốc gia vùng Tây Phi là: Guinera,Leberia,Sierra LeonevàNigeria. Số trường hợp mắc và tử vong do vi rút Ebola tại 4 nước này liên tục gia tăng.

ĐCSVN