- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Văn hóa - Văn nghệ
Ra mắt bộ sách “Đại Nam thực lục” và triển lãm về Quốc sử quán triều Nguyễn

Sáng 2/6, tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Công ty CP Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam, NXB Hà Nội, Viện Sử học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ ra mắt bộ sách “Đại Nam thực lục”.
Vào những năm 1962 - 1978, Viện Sử học Việt Nam bắt đầu công bố dần các bản dịch về “Đại Nam thực lục” từ tiền biên đến chính biên liệt truyện đệ lục kỷ (38 tập). Nhận thức rõ tầm quan trọng của bộ sách này, từ năm 2002 đến 2007, Viện Sử học liên kết với NXB Giáo dục ra mắt 10 tập sách “Đại Nam thực lục” (tái bản lần thứ nhất). Tuy vậy, số lượng in ấn không nhiều, trong khi đây là bộ sách giá trị và rất cần thiết đối với những người yêu quý lịch sử văn hóa Việt Nam. Vì vậy, Công ty CP Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam liên kết xuất bản và cho ra mắt bộ sách “Đại Nam thực lục” gồm 10 tập (tái bản lần thứ 2) nhân kỷ niệm 60 năm lần xuất bản “Đại Nam thực lục đầu tiên bằng quốc ngữ” (1962-2022).
“Đại Nam thực lục” là bộ chính sử quan trọng của triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam, do Quốc sử quán triều Nguyễn tổ chức biên soạn. Do vậy, việc tái bản bộ sách này sẽ góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử thời Nguyễn, đồng thời nâng cao và lan tỏa hơn nữa niềm yêu thích về lịch sử văn hóa Việt Nam.
Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp tổ chức triển lãm hình ảnh tư liệu Quốc sử quán triều Nguyễn để làm rõ hơn giá trị của việc biên soạn, ghi chép và khắc in bộ “Đại Nam thực lục” dưới thời vua Nguyễn.
Quốc sử quán triều Nguyễn được manh nha từ triều vua Gia Long với việc thành lập Sử cục (năm 1811), chính thức được xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên (1820) và khai trương, đi vào hoạt động năm Minh Mạng thứ 2 (1821) dưới triều Thánh tổ Nhân hoàng đế. Các triều vua Nguyễn rất quan tâm và chú trọng xây dựng, phát triển Quốc sử quán.
Quốc sử quán cùng với Nội các đã hoàn thành việc biên tập, san khắc nhiều bộ sử, địa chí văn hóa lớn của Việt Nam, như: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Quốc triều chính biên toát yếu, Đồng Khánh địa dư chí...; trong đó, nổi bật nhất là bộ “Đại Nam thực lục” (bao gồm cả Đại Nam liệt truyện, tiền biên và chính biên) – một bộ chính sử đặc biệt giá trị của triều Nguyễn, góp công không nhỏ trong việc lưu truyền, phổ quát về lịch sử, văn hiến của nước ta đến ngày nay.
Theo baothuathienhue.vn
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản