- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Giới thiệu » Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
QUY ĐỊNH
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
(Ban hành theo Quy định 1635 - QĐ/TU, ngày 29/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)
-
Chương I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 1. Chức năng
1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, tuyên truyền, lý luận chính trị, thông tin, báo chí, xuất bản, dư luận xã hội, văn hóa, văn nghệ, lịch sử Đảng, các lĩnh vực về công tác khoa giáo. Là cơ quan thường trực của các ban chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; công tác thông tin đối ngoại.
2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Tỉnh ủy.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; dư luận xã hội; những âm mưu, thủ đoạn, quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ; dự báo những diễn biến, xu hướng chính trị, tư tưởng có thể xảy ra. Kịp thời báo cáo, kiến nghị với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết.
b) Đánh giá việc tổ chức thực hiện, nghiên cứu, đề xuất các đề án, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, cơ chế, chính sách, giải pháp trong lĩnh vực tuyên giáo trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành và tổ chức thực hiện; sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ tỉnh.
c) Chỉ đạo nội dung: Giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; tổ chức tuyên truyền, giáo dục và triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử địa phương, phát huy truyền thống cách mạng của địa phương, đất nước. Tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, của Đảng.
d) Nghiên cứu, tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong hoạt động của các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà báo ở địa phương bảo đảm hoạt động đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi cần thiết, chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra về mặt quan điểm chính trị, tư tưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản... thuộc phạm vi phụ trách.
đ) Chủ trì tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng của Đảng, của đất nước, của địa phương tại địa phương; kỷ niệm các ngày sinh tròn năm, chẵn năm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, tiền bối tiêu biểu là người địa phương theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.
e) Giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học và trong sinh viên, học sinh ở địa phương. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên theo phân cấp. Theo dõi, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo, biên giới lãnh thổ, nhân quyền.
g) Tham gia với chính quyền địa phương trong việc vận dụng, thể chế các quy định của cấp trên về các lĩnh vực có liên quan đến công tác tuyên giáo.
h) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Trung ương theo quy định.
i) Sơ kết, tổng kết về công tác tuyên giáo.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Hướng dẫn tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt và kiểm tra, giám sát việc học tập, quán triệt các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng. Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh về thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy trong lĩnh vực tuyên giáo và các lĩnh vực mà Ban Tuyên giáo được giao là cơ quan thường trực ban chỉ đạo.
b) Hướng dẫn tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, thông tin thời sự, tuyên truyền chính sách theo các chương trình, kế hoạch triển khai của Trung ương và Tỉnh ủy; bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho ban tuyên giáo cấp ủy cấp dưới, các đảng bộ cơ sở, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, trung tâm chính trị huyện.
c) Hướng dẫn sưu tầm biên soạn lịch sử đảng bộ huyện, thị xã, thành phố Huế và đảng bộ xã, phường, thị trấn.
3. Thẩm định, thẩm tra
Đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, khoa giáo, lịch sử đảng bộ địa phương trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
4. Phối hợp
a) Với các cơ quan liên quan đề xuất về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ ở địa phương; quản lý báo chí, xuất bản và xử lý những sai phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản.
b) Với các cơ quan chức năng tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan trong khối tư tưởng, văn hóa, khoa giáo trực thuộc Tỉnh ủy.
c) Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đề xuất chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ nhân tài.
d) Với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu, giúp Tỉnh ủy xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực tuyên giáo.
đ) Với Văn phòng Tỉnh ủy giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
e) Với các cơ quan là thành viên của các ban chỉ đạo do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan thường trực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
g) Với ban thường vụ cấp ủy cấp huyện trong việc giải quyết, xử lý những vấn đề dư luận xã hội và Nhân dân quan tâm.
h) Phối hợp với các cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; giải quyết, xử lý những vấn đề dư luận xã hội và Nhân dân quan tâm.
5. Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế.
6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao.
Điều 3. Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban: Gồm Trưởng Ban và từ 2 - 3 Phó Trưởng Ban.
2. Các đơn vị trực thuộc
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có không quá 5 phòng. Trước mắt, do tình hình biên chế, thành lập 4 phòng:
- Phòng Lý luận chính trị, lịch sử Đảng.
- Phòng Tuyên truyền, Báo chí - Xuất bản.
- Phòng Khoa giáo, Văn hóa -Văn nghệ.
- Văn phòng.
3. Biên chế: Thực hiện theo quyết định giao biên chế hằng năm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Chương II
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 4. Trách nhiệm, quyền hạn
1. Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trong tham mưu, đề xuất cho cấp ủy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
3. Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, các sở, ban, ngành, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan liên quan bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan mình phụ trách.
4. Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo Quy định 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
Điều 5. Mối quan hệ công tác
1. Quan hệ với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo Trung ương
a) Chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy; thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến, tham mưu đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy các vấn đề thuộc trách nhiệm, lĩnh vực được phân công; về chương trình công tác của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
b) Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đối với Ban Tuyên giáo Trung ương theo quy định.
2. Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
Quan hệ giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh là quan hệ phối hợp.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh nghiên cứu, triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy; Phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Đối với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh
Quan hệ giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh là quan hệ phối hợp.
a) Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu thuộc lĩnh vực của mình có liên quan đến công tác quản lý nhà nước; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh bàn về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thì đại diện lãnh đạo Ban được mời dự, tham gia ý kiến. Những nội dung cần thiết, lãnh đạo Ban làm việc trực tiếp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh để phối hợp thực hiện nhiệm vụ của mỗi bên.
4. Đối với cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới
a) Quan hệ giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy là quan hệ phối hợp, trao đổi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác chuyên môn, tổ chức và cán bộ theo phân cấp.
b) Quan hệ giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quy định 2062-QĐ/TU, ngày 03/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
2. Căn cứ Quy định 137-QĐ/TW, ngày 01/12/2023 của Ban Bí thư và Quy định này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành quy chế làm việc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế của các phòng trực thuộc; quy định tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức; bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong phù hợp gắn với xây dựng vị trí việc làm theo quy định; đồng thời, phối hợp với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng và ban hành quy chế phối hợp để thực hiện.
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các ban, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Tỉnh ủy; các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế, các đảng ủy trực thuộc; các đảng đoàn, ban cán sự đảng và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản