- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Văn hóa - Văn nghệ
Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu nhà rường Huế"

Sáng ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu nhà rường Huế”. Đây là hoạt động có ý nghĩa trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế, thực hiện có hiệu quả Đề án Văn hóa Huế - Con người Huế: Bảo tồn và phát triển; góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Thừa Thiên Huế phát triển toàn diện, đảm bảo sự hài hòa, kế thừa, phát huy các yếu tố truyền thống, bản sắc dân tộc, đảm bảo để văn hóa thúc đẩy các lĩnh vực phát triển, khẳng định vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế xứng đáng là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam.
Có thể nói nhà rường Huế với đặc trưng mảnh dẻ, đan thanh bởi cột nhỏ mái thẳng và mỏng được điểm tô qua những nét nhấn bằng các loại hồi văn uốn lượn theo mô-típ long hóa, giao hóa hay hoa lá cách điệu trên đường nóc hoặc các góc mái, là sản phẩm trí tuệ của con người nơi đây, nó không chỉ là thành tựu của sự chọn lọc những giải pháp tối ưu trong xử lý kỹ thuật mà còn là một tác phẩm nghệ thuật về kiến trúc đã được đúc kết và hoàn thiện qua nhiều thế hệ. Theo thời gian, việc bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa cũng như thương hiệu nhà rường Huế chưa phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả so với tiềm năng, giá trị hiện có, mặt khác một số ngôi nhà rường đã dần xuống cấp theo thời gian.
Nhằm gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Cố đô, thời gian qua Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động, dự án được triển khai, với mục đích nỗ lực trùng tu, phục hồi nhà rường Huế, như Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” giai đoạn 2015 – 2020”, theo đó các hệ thống nhà vườn trên các địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ trùng tu tôn tạo với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm nhà rường Huế gắn với việc bảo tồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đó là: dưới những tác động của thời gian, thiên tai cùng với nhiều biến cố lịch sử và cơ chế thị trường một số lượng lớn nhà rường Huế bị xuống cấp, biến dạng và bê tông hóa do vậy nhiều vấn đề được đặt ra trong hoạt động phục hồi bảo tồn nhà rường Huế; Cần hỗ trợ một số chính sách đảm bảo cho nhà rường Huế phát triển như: hỗ trợ tìm nguồn nguyên liệu bền vững; hỗ trợ truyền thông quảng bá, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ quy hoạch mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất nhà rường Huế có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường…; Xây dựng bảo tàng nhà rường Huế gắn với quảng bá sản phẩm du lịch cũng như đưa các mô hình nhà rường có thể thương mại hóa, đưa sản phẩm nhà rường Huế ra thị trường ngày càng lớn hơn; có kế hoạch khảo sát, xác định giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của các nhà rường Huế tiêu biểu để đưa vào diện cần bảo tồn, tiến hành đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di sản nhà rường; hạn chế vấn đề phân lô, tách thửa bán đất, lấn chiếm trái phép khuôn viên đất đai nhà rường để xây dựng nhà ở, hàng quán; Sự kết hợp có hiệu quả giữa bảo tồn và phát huy giá trị nhà rường Huế với phát triển du lịch bền vững sẽ là một lợi thế trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhà rường và phát triển du lịch. Đưa di sản nhà rường vào chiến lược phục vụ du lịch, du lịch góp phần quảng bá nét đặc sắc di sản văn hóa Huế và tạo ra nguồn thu nhập cho chủ nhân nhà rường, qua đó khuyến khích việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhà rường được tốt hơn.
Để tăng cường các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà rường Huế, đồng thời góp phần hỗ trợ phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu, nhất là khai thác giá trị văn hóa, Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu nhà rường Huế”, với mục đích tìm giải pháp xây dựng nhà rường Huế gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng, thảo luận bàn về các giải pháp phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh nhà rường Huế. Các tham luận tại Hội thảo làm rõ những nội dung cụ thể như: Tiếp tục phát huy, khai thác giá trị văn hóa đối với nhà rường Huế, đưa nhà rường Huế trở thành biểu tượng của vùng đất Cố đô Huế; Thông qua ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa Huế nhằm bảo tồn và xây dựng thương hiệu nhà rường Huế gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng nổi tiếng của vùng đất cố đô Huế; Đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu nhà rường Huế thông qua các cơ hội đầu tư phát triển du lịch, kinh doanh nhà rường Huế, đề xuất thêm những chính sách, giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ để bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa nhà rường Huế. Hội thảo sẽ gợi mở những hướng đi mới cho các cơ sở sản xuất nhà rường Huế đồng thời đặt ra các mục tiêu, định hướng cho thương hiệu nhà rường Huế phát triển hơn nữa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thu Hà
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản