Văn hóa - Văn nghệ

Cập nhật lúc : 09:25 03/12/2019

HỘI THẢO “PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC THIẾT CHẾ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THỪA THIÊN HUẾ”

Sáng ngày 3/12/2019, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức Hội thảo “Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”. Đến dự có đồng chí Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đ/c Nguyễn Chí Quang, TUV, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan, hơn 120 khách mời là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đến từ các khoa, trường đại học thuộc Đại học Huế, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và các văn nghệ sĩ đại diện cho 8 hội chuyên ngành của Liên hiệp Hội.


du lịch ở Thừa Thiên Huế”  nhằm tham khảo, chia sẻ ý kiến, trao đổi các kết quả nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu, văn nghệ sỹ, các nhà quản lý văn hóa, quản lý du lịch và trong lĩnh vực du lịch gắn với các thiết chế văn học nghệ thuật trên địa bàn Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó, tham mưu cho tỉnh những ý tưởng về kết nối thiết chế văn học nghệ thuật với du lịch để xây dựng chiến lược phát triển du lịch, phát triển kinh tế, văn hóa trong tương lai. Cũng như tham khảo ý kiến đề xuất xây dựng một số thiết chế văn học nghệ thuật mới trong bối cảnh văn hóa đương đại.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay, nhiều thiết chế văn học nghệ thuật đã trở thành “ký ức văn hóa” của nhiều thế hệ cư dân như hệ thống nhà lưu niệm, nhà thờ danh nhân, bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim, khu nghĩa trang văn nghệ sĩ, các vườn tượng, các hiện vật liên quan đến các văn nghệ sỹ nổi tiếng, có nhiều thành tựu làm nên diện mạo văn học nghệ thuật tỉnh nhà.

Việc bảo tồn các thiết chế trên đang khá tốt như: các hiện vật Chăm (tượng điêu khắc, kiến trúc tháp…); hệ thống di tích triều Nguyễn; hệ thống các nhà từ đường, lăng mộ liên quan đến tầng lớp quan lại phong kiến như Nhà lưu niệm Tỳ Bà Trang, phủ Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương, nhà thờ họ Đặng của danh nhân Đặng Huy Trứ; hệ thống kiến trúc Pháp; vườn tượng quốc tế…

Giá trị các thiết chế VHNT trên địa bàn rất lớn, tuy nhiên, việc phát huy giá trị các thiết chế này còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Hội thảo chú trọng thảo luận các ý kiến đề xuất xây dựng một số thiết chế văn học nghệ thuật  mới, đặt tên cho một số công viên như xây dựng không gian văn hóa Nguyễn Du ở khu vực Bàu Vá, Hương Long, thành phố Huế; Dựng bia khắc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ ở đầu phường Vĩ Dạ, quy hoạch các tượng điêu khắc, xác định giá trị của Nhà xuất bản Tinh Hoa để đặt tên cho một công viên bên đường Trần Hưng Đạo…   Tham luận của 22 tác giả trình bày các vấn đề liên quan đến du lịch văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh, đóng góp ý kiến để xây dựng một điểm nhìn toàn diện hơn về bức tranh du lịch Thừa Thiên Huế và có những chiến lược, kế hoạch cụ thể phát triển du lịch trong tương lai.

 

CTH

Tin bài liên quan