- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Văn hóa - Văn nghệ
HỘI THẢO KHOA HỌC “HÀ NỘI – HUẾ - SÀI GÒN TRONG HÀNH TRÌNH DI SẢN VÀ AN NINH QUỐC GIA”
Chiều 18/5, Đại học Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Hà Nội – Huế - Sài Gòn trong hành trình di sản và an ninh quốc gia” nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hướng đến kỷ niệm 60 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Đến dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Phan Thiên Định, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, GS, TS NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và các nhà khoa học đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan và các nhà khoa học trên địa bàn tỉnh.
60 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh luôn đoàn kết bên nhau, cùng cả nước vượt qua bao thử thách, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng đi lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tình cảm tốt đẹp, mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa ba thành phố kết nghĩa luôn được các thế hệ trân trọng gìn giữ và phát huy.
Hội thảo đã nhận được 15 tham luận của các nhà khoa học với các nhóm nội dung như: Giáo dục Phật giáo với trục Huế - Hà Nội - Sài Gòn của Thượng tọa Thích Nguyên Đạt, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Tầm nhìn Trần Nhân Tông với Học thuyết Cư Trần lạc đạo (Dự báo và nhìn nhận của Phật Hoàng Trần Nhân Tông của TT Thích Phước Đạt, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; đề cập về di sản văn hóa: Tính hội tụ - lan tỏa và nhu cầu liên kết trên dải đất miền Trung (TS Trần Đình Hằng), Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các bà hoàng thời Nguyễn tại Huế (TS Trần Thị Hoài Diễm), Di sản văn hóa – lợi thế của Huế trong việc phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam hiện nay (TS Lê Thị Quý Đức); nhóm đề tài về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc: Phát huy truyền thống anh hùng, lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong điều kiện mới góp phần thực hiện thắng lợi NGhị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị (Đại tá Nguyễn Văn Quế), Sự kết nối và đồng hành của Hà Nội – Huế - Sài Gòn trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (PGS.TS Trương Công Huỳnh Kỳ)…
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Phan Thiên Định tiếp tục khẳng định mối quan hệ gắn bó keo sơn, nghĩa tình của 3 thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn, đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học tiếp tục thảo luận, trao đổi để đánh giá, làm rõ một cách khách quan lịch sử vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế, vùng đất mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, tinh thần đặc trưng của Việt nam và mối quan hệ lịch sử của Hà Nội – Huế - Sài Gòn, để từ đó có cách nhìn đúng đắn, khoa học và thực tiễn trong việc hoạch định chính sách bảo tồn, phát triển cho hiện tại và tương lai của tỉnh Thừa Thiên Huế, mà trước mắt là tập trung xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
CHÂU THỊ THU HÀ
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản