- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Văn hóa - Văn nghệ
Đêm Nguyên tiêu nghe thơ Huế

Mỗi vùng đất có một thế mạnh, với Huế, điều làm nên cốt cách tinh thần của đất và người xứ này, không thể không nhắc đến thơ ca, nhạc họa.
Thơ xuất hiện trong đời sống người Huế từ xa xưa, ở mọi giai tầng khác nhau. Đến thời nay, thơ hiện diện trên văn đàn, thơ được buông ra trong những buổi “trà dư tửu hậu”, thơ đến với mỗi tâm hồn con người. Khi Hội Nhà văn Việt Nam chọn Tết Nguyên tiêu làm Ngày Thơ Việt Nam, thơ Huế như được chắp thêm đôi cánh, bay cao hơn đến với bạn bè, và đầm ấm hơn, thân tình hơn, ý nghĩa hơn khi ngồi lại cùng thi hữu.
Huế đẹp nên Huế thơ, điều đó đã được minh chứng trong quá nhiều thi phẩm viết về Huế. Và cũng như những thể loại khác, thơ Huế đã làm trọn vai trò nhiệm vụ của mình đối với đời sống hằng ngày, nơi nó sinh ra, lớn lên và không ngừng phát triển. Trải qua mỗi thời kỳ, thơ đã đưa vào trong những trang viết hơi thở của từng thời đại. Người đọc đã từng gặp cái nỗi u hoài man mác trong những câu nước non của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, trong nỗi niềm của vua Duy Tân, cho đến những câu thơ xuống đường một thời của Ngô Kha, Trần Quang Long, Nguyễn Khoa Điềm… Năm nay, bên cạnh sự sâu lắng muôn thuở, một lần nữa, thơ Huế lại tiếp tục thể hiện chất trữ tình chính trị sâu sắc của mình trong mạch đề tài về biển đảo quê hương.
Giao lưu thơ
Trong chủ đề chung xuyên suốt của Ngày Thơ Nguyên tiêu năm nay, đề tài Biển đảo quê hương được các nhà thơ hướng đến như một cách tỏ bày tình cảm của mình với những con người nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Những câu thơ viết giàu ân tình của nhà thơ Nhất Lâm: “Ôi nhớ làm sao một tiếng gà/Với ngôi nhà nhỏ mẹ vào ra” gửi lời tâm tình đến các chiến sĩ nơi đảo xa canh giữ biển trời gợi cho người đọc những xúc cảm gần gụi, tha thiết. Nhà thơ Nhất Lâm chọn những chi tiết đơn sơ, giản dị nhưng thấm đẫm hồn quê “tiếng gà, giọng ca, em nhỏ…” gửi đến các chiến sĩ tạo nên một sợi dây níu buộc nơi đảo xa với quê nhà. Cùng dòng cảm xúc hướng về biển đảo quê hương, nhà thơ Từ Nguyễn lại khắc khoải với những nỗi niềm từ một người ở đất liền hướng về những chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo. “Buổi hôm nào mẹ tiễn con đi/ Vợ tiễn chồng/ Em tiễn anh/Người yêu tiễn người yêu.../ ra tiền tuyến / Đất nước đâu chỉ dừng lại cuối đất liền/ Ở chốn xa kia, đường ranh giới mong manh trên biển...” là những câu thơ của nhà thơ Từ Nguyễn trong tác phẩm Đêm nay nơi ấy có bình yên. Giọng thơ nữ dịu dàng nhưng chất trữ tình chính trị trong những vần thơ của chị vẫn hiện lên một cách rõ nét. Viết về tình yêu, về thân phận nhưng không tách rời số phận của quê hương, tình yêu với Tổ quốc, đó là cách mà nhà thơ Từ Nguyễn lựa chọn khi thể hiện trong bài thơ chị gửi đến với đêm Nguyên tiêu năm này.
Bên cạnh những nhà thơ quen thuộc, Ngày Thơ Nguyên tiêu năm nay còn có sự góp mặt của các nhà thơ không chuyên đến từ các câu lạc bộ của các huyện. Tác giả Nguyễn Như Kính từ CLB Thơ Sông Bồ với những vần thơ hào sảng “Tráng sĩ qua đây ngọn cờ tung gió/ Gẩy đàn bầu hát khúc chầu văn/ Vỗ mạn thuyền gọi sóng Bạch Đằng Giang/Múa ngọn giáo tử sinh thân hồ hải” (Gửi người Lý Sơn), cho người đọc cảm nhận được chất khí khái trong tâm hồn thi nhân thời hiện đại.
Người làm thơ ở Huế nhiều, thơ về Huế càng nhiều hơn. Nhưng để tạo nên một mạch nguồn rõ nét cho thời đại của mình đang sống, người sáng tác cần phải gắn mình vào những sự kiện của đất nước, quê hương, thời cuộc. Từ đó, mỗi nhà thơ thổi hồn trong các trang viết của mình thì câu thơ mới thực sự sống dậy cùng đời sống hiện thực. Và như thế, thơ mới thực hiện đúng chức năng phản ánh được gương mặt của mỗi thời mà thơ đã sống qua.
Đêm thơ Nguyên tiêu năm nay, người làm thơ đã nói lên được tiếng nói của thời cuộc, người yêu thơ đã bắt gặp được sự đồng điệu về tình yêu Tổ quốc qua những vần thơ trữ tình chính trị sâu sắc. Thơ Huế dịu dàng mà nồng sâu, nhẹ nhàng mà lan tỏa, và trữ tình nhưng vẫn gắn bó với nhịp đập của đời sống mỗi ngày...
http://baothuathienhue.vn/
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản