- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Tin hoạt động cơ sở
Hoạt động Khoa học và Công nghệ huyện Quảng Điền: Những tín hiệu đáng mừng.
Quảng Điền là huyện thuần nông, đời sống của đa số nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng đáng kể, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống ngày càng được chú trọng và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, năm 2011, trong quá trình thực hiện mô hình “Thử nghiệm chăn nuôi lợn rừng sinh sản tại trang trại vùng cát nội đồng xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền” đã cho thấy lợn sinh sản và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng dự án, với nguồn thức ăn phong phú lợn phát triển và sinh sản bình thường. Lợn rừng của cả hai hộ đã cho sinh sản lứa sau đạt kết quả tốt hơn lứa trước. Từ kết quả trên, Phòng Công thương đã tham mưu cho UBND huyện ra Quyết định phê duyệt thực hiện dự án: “Nhân rộng mô hình nuôi lợn rừng sinh sản và thương phẩm tại trang trại vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền”, với 07 hộ tham gia thực hiện, hiện nay đã có 01 hộ đứng ra bao tiêu sản phẩm cho bà con và mô hình cho thu nhập ổn định từ các hộ nuôi.
Năm 2013, thực hiện mô hình “Thử nghiệm nuôi chim bồ câu lai Pháp sinh sản và thương phẩm có 08 hộ tham gia”, hiện nay đàn bồ câu phát triển nhanh và chưa xảy ra dịch bệnh, đồng thời dự án đã đem lại nguồn thu nhập thường xuyên cho các hộ nuôi. Năn 2014, thực hiện mô hình “Nuôi rắn môi sinh sản và thương phẩm tại 02 xã ven biển Quảng Công và Quảng Ngạn” có 02 hộ tham gia, hiện nay rắn mối đang phát triển bình thường.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, đã tiến hành thử nghiệm một số mô hình đem lại hiệu quả như mô hình “Chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi cá, khoanh lưới nuôi cá mú, cá vượt ở phá Tam Giang”; “Sử dụng chế phẩm sinh học trong việc xử lý môi trường nuôi để nuôi tôm xen cá kình”; “Mô hình nuôi hỗn hợp cá kình-cá đối-cá ong” đã cải thiện được môi trường nước bị ô nhiễm, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Bên cạnh đó, huyện cũng đã phối hợp với Viện Công nghệ sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế thực hiện mô hình “Sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong nuôi tôm sú ở thị trấn Sịa” đem lại hiệu quả khá cao. Việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào quy trình nuôi tôm đã được nhiều hộ ngư dân quan tâm. Quá trình sử dụng đã xử lý được môi trường nước, đáy ao, đảm bảo tôm nuôi phát triển nhanh, chất lượng tốt và hạn chế được dịch bệnh.
Cũng trong năm 2013, thực hiện mô hình “Nuôi cá trắm đen thương phẩm với diện tích 4000m2 tại HTX Quảng Thọ II, xã Quảng Thọ” rất khả quan với số lượng giống ban đầu là 500 con cá trắm đen đảm bảo chất lượng đã được thả xuống hồ. Sau hơn 06 tháng nuôi trọng lượng trung bình 2kg/con, một số con vượt đàn trên 2,5kg/con. Điểm mạnh của dự án này là thức ăn chủ yếu gồm các loại ốc và các loại vi sinh vật đã có sẵn trong hồ. Sau khi kiểm tra định kỳ nhận thấy cá đã lớn thì thả nuôi thêm các loại cá khác như: cá mè, cá trôi và rô phi). Mô hình đã chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi cá trắm đen thương phẩm xen ghép một số đối tượng khác cho hộ thực hiện mô hình và nhiều hộ quanh vùng dự án, đây sẽ là cở sở để sau này dự án có thể nhân rộng ở một số vùng khác.
Năm 2014, thực hiện mô hình “Nuôi thử nghiệm cá diêu hồng trong ao đất trên hệ đầm phá Tam Giang và trong ao cá ôm lúa tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền” gồm 02 hộ tham gia. Hiện nay cá đang phát triển tốt, đặc biệt là ao nuôi cá nước lợ (hệ đầm phá Tam Giang).
Trong lĩnh vực trồng trọt, đã thực hiện mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học để trồng rau an toàn tại xã Quảng Thành”, kết quả thu được từ mô hình này đã xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Quảng Điền. Sau khi dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP kết thúc, ngoài sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap, nhiều HTX còn chú trọng việc trồng rau sạch, rau trái vụ có hiệu quả kinh tế cao như: Xen canh, luân canh tăng hệ số sử dụng đất. Đặc biệt tại HTX Quảng Thọ II, xã Quảng Thọ từ 1,8 ha sản xuất rau má an toàn theo hướng VietGAP ban đầu đến nay có 35 ha xuất rau má an toàn theo hướng VietGAP và 10 ha sản xuất theo thông thường, ngoài ra HTX còn bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân tránh các tiểu thương ép giá, sản xuất chế biến rau má khô, trà rau má.
Năm 2012 đã thực hiện dự án “Phục tráng và mở rộng diện tích sản xuất giống lúa địa phương (gạo đỏ) tại vùng ô trũng nằm ven phá Tam giang xã Quảng Thái”, với diện tích 02ha. Tuy năng suất thấp nhưng thị trường tiêu thụ nhiều, chi phí đầu tư thấp nên lợi nhuận thu được từ 800.000 đồng-1.000.000 đồng/sào.
Năm 2013 thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất rau mùi và hành lá an toàn tại thị trấn Sịa”, theo đó hiệu quả của việc gieo trồng các loại rau mùi: hành, ngò mang lại khá lớn, sau 45 ngày trồng hành lá thu nhập hơn 7,5 triệu đồng/sào, lợi nhuận hơn 5,5 triệu đồng/sào; sau 30 ngày gieo ngò cho thu nhập gần 5 đồng/sào, lợi nhuận hơn 3 triệu đồng/sào. Với những kết quả thu được, các xã viên được chọn làm mô hình rất phấn khởi, đồng thời để khẳng định rõ và sản xuất có hiệu quả trên vùng đất pha cát này, các hộ đề nghị Hội đồng khoa học và ciong nghệ huyện cho phép làm thử nghiệm thêm một kỳ nửa và có phương án sản xuất giống tại chỗ sau đó tuyên truyền nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.
Năm 2014 đang thực hiện 02 dự án “Nhân rộng mô hình trồng rau mùi và hành lá án toàn tiến đến sản xuất giống tại chỗ”, hiện nay, mô hình đang được triển khai, hành lá phát triển bình thường. Cán bộ thực hiện mô hình cùng các hộ dân tích cực trong khâu chọn giống, xuống vụ và lựa chọn vùng đất để sản xuất thử nghiệm giống hành giống tại chỗ. Dự án “Khảo nghiệm giống lúa thích nghi môi trường nhiễm mặn (RVT) tại đồng ruộng Bàu Bang, xã Quảng An, huyện Quảng Điền” với diện tích 03ha, hiện nay lúa đang phát triển bình thường.
Có thể nói, trong những năm qua, tuy nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn huyện không nhiều, nhưng với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành chức năng cấp tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở và sự tham gia hưởng ứng tích cực của bà con nông dân, nhiều dự án và mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã mang lại hiệu quả cao. Từ đó tạo được năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn trên các lĩnh vực được ứng dụng khoa học và công nghệ và phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Đặc biệt là việc ứng dụng các chế phẩm EM vào trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh và đem lại thu nhập ổn định cho người dân…
Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại và hạn chế, như nguồn vốn đầu tư để hợp tác nghiên cứu, ứng dụng và nhân rộng các mô hình còn hạn chế; đội ngũ cán bộ làm khoa học công nghệ trên địa bàn còn thiếu và chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển ngày càng cao về khoa học và công nghệ trong tình hình hiện nay; trình độ ứng dụng khoa học công nghệ của người dân trên địa bàn chưa cao, khả năng đầu tư về nguồn vốn thấp và tình trạng trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự đầu tư hỗ trợ từ các chương trình dự án cũng phần nào ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong thực tế…
Vì vậy, trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung để triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm để hoạt động khoa học và công nghệ đạt hiệu quả cao hơn. Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp toàn diện. Trong đó, tập trung vào chương trình tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng quy trình sản xuất tiến tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tăng cường, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa trong các khâu gieo trồng, làm đất, thu hoạch, vận chuyển. Đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình thử nghiệm đã khẳng định có hiệu quả; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình thử nghiệm mới nhằm tìm ra hướng đi mới trong sản xuất. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò và tác dụng của khoa học công nghệ đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện xã hội hoá các hoạt động về khoa học công nghệ; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị, cơ sở, các tổ chức, cá nhân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, huyện cũng mạnh dạn đề nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng cấp tỉnh cần quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức tấp huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý khoa học công nghệ, tổ chức các đoàn tham quan học tập các mô hình mới đã thực hiện có hiệu quả ở các địa phương trong và ngoài tỉnh…nhằm tạo điều kiện phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị.
skhcn.thuathienhue.gov.vn
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản