- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Tin hoạt động cơ sở
Hiệu quả mô hình “Hỗ trợ phụ nữ trầm cảm”

Trầm cảm là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay; do áp lực làm việc, học tập, khó khăn về tài chính, bất ổn trong hôn nhân, những tổn thất mất mát trong cuộc sống… khiến con người rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, mắc các bệnh lý như trầm cảm, lo âu…; khoảng 3-5% dân số mắc bệnh trầm cảm, khoảng 15% dân số sẽ mắc bệnh vào lúc nào đó trong cuộc đời của họ. Trầm cảm có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ em cho đến người già. Nam và nữ đều bị ảnh hưởng bởi trầm cảm, nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2 lần so với nam giới. Tuy nhiên, trầm cảm là một bệnh có thể điều trị khỏi bằng các phương pháp: thuốc, tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng tâm lý xã hội tại cộng đồng.
Được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Tổ chức BasicNeeds, Sở Y tế (đơn vị trực tiếp là Bệnh viện Tâm thần tỉnh) ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Kết hợp mô hình sinh kế trong quản lý trầm cảm có hiệu quả Life-DM” với mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trầm cảm ở Thừa Thiên Huế thông qua việc tăng cường cung cấp và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng động nhằm thỏa mãn các nhu cầu và quyền cơ bản của người bệnh”. Dự án được triển khai tại phường Thủy Dương, xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) và xã Phú Hồ, Phú Thượng (huyện Phú Vang).
Hội LHPN tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện 3 hoạt động chính: điều trị tâm lý cá nhân bằng liệu pháp kích hoạt hành vi (gọi tắt là BA cá nhân) nhằm mục đích sửa đổi những suy nghĩ tiêu cực hiện diện trong thời kỳ trầm cảm và khuyến khích một mức độ hoạt động phù hợp với người bệnh; tổ chức điều trị theo nhóm kết hợp hỗ trợ sinh kế và nghiên cứu đánh giá tác động của Dự án lên bệnh nhân và gia đình bệnh nhân tại các nhóm qua từng giai đoạn.
Sau khi tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn trong phát hiện, quản lý và các dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng cho người bệnh trầm cảm; Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN cơ sở đã phối hợp với Bệnh viện Tâm thần tỉnh, Trạm Y tế các xã, phường thuộc Dự án lên kế hoạch sàng lọc; điều trị BA cá nhân; thành lập và điều trị theo nhóm kết hợp hỗ trợ sinh kế tại một số địa bàn. Kết quả đã điều trị cá nhân thành công cho 8 bệnh nhân, đặc biệt có chị Lê Thị Kim Anh (trú tại phường Vỹ Dạ, thành phố Huế) được Dự án phối hợp với đài VTV 4 về quay phóng sự “Chân dung cuộc sống - Viên thuốc hạnh phúc”; thành lập được 9 nhóm Life-DM với sự tham gia của 63 thành viên, số lượng mỗi nhóm từ 6 đến 8 thành viên. Liệu trình điều trị của mỗi nhóm là 12 buổi sinh hoạt với các nội dung như tổ chức các hoạt động hỗ trợ xã hội cho bệnh nhân trầm cảm (chủ yếu là phụ nữ nghèo) theo hướng phát triển bền vững nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ thông qua sự kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và điều trị tâm lý đồng thời phát triển sinh kế. Tỉnh Hội đã giải ngân vốn vay cho 42 thành viên của 9 nhóm với tổng số tiền là 202.000.000 đồng. Mỗi chị được vay từ 3-5 triệu đồng trong thời hạn 20 tháng với lãi suất là 0,65% nhằm tăng thu nhập và tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Ngoài việc điều trị cá nhân và điều trị theo nhóm, Hội LHPN tỉnh còn phối hợp với BasicNeeds tổ chức Tập huấn Kỹ năng hoạt hóa cộng đồng cho 18 nhà điều hành là cán bộ Trạm Y tế và Hội Phụ nữ các xã, phường thuộc Dự án nhằm giúp các nhà điều hành có thêm nhiều kỹ năng tổ chức sinh hoạt nhóm; đồng thời đã tổ chức Tập huấn sinh kế cho 41 chị là thành viên sinh hoạt tại các nhóm về kỹ thuật chăn nuôi thú y và kỹ năng quản lý, chi tiêu hộ gia đình, qua đó tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn. Nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày Hội Gia đình với các hoạt động như triển lãm nông sản sạch, an toàn tại Hội chợ Tổ chức BasicNeeds đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thành viên sinh hoạt tại các nhóm tham gia triễn lãm 01 gian hàng nông sản sạch do các chị sản xuất.
Đến nay, Dự án đã đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ bệnh nhân điều trị hiệu quả đạt 95%; cán bộ Hội tham gia Dự án được tiếp cận kiến thức, phương pháp hoạt động mới và nâng cao năng lực hoạt động xã hội; có thêm mô hình mới, thu hút phụ nữ nghèo, yếu thế vào tổ chức Hội. Kết quả này bước đầu khẳng định, mô hình “Kết hợp sinh kế trong quản lý trầm cảm có hiệu quả” rất thiết thực, phù hợp với cộng đồng. Cán bộ Hội các cấp nếu được nâng cao năng lực, được đào tạo chuyên môn phù hợp sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công các ca điều trị tâm lý cho bệnh nhân trầm cảm nhẹ tại cộng đồng nhằm ngăn chặn tình trạng mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Trong thời gian đến, Hội LHPN tỉnh sẽ có kế hoạch nhân rộng mô hình này để có thể giúp đỡ nhiều hơn những phụ nữ yếu thế tăng giá trị sống của bản thân, được tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và dịch vụ phát triển, đáp ứng nguyện vọng của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hội LHPN tỉnh
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản