- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Tin hoạt động cơ sở
Đối thoại phát triển Áo dài Huế trong cuộc sống đương đại

“Phục hưng Quốc phục Việt và đưa áo dài truyền thống vào cuộc sống đương đại” là chủ đề buổi tọa đàm do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chiều 19/12 trong khuôn khổ Ngày hội Áo dài Huế 2020, thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân.
Từ trước đến nay, nhiều hội thảo được tổ chức khắp ba miền đã phân tích những khía cạnh lịch sử, tập quán sử dụng, chức năng, giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật, bản sắc văn hóa của áo dài… Tuy nhiên, vấn đề phục hưng Quốc phục Việt và đưa áo dài truyền thống vào đời sống đương đại vẫn còn bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện.
Theo các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, để đưa áo dài vào đời sống là điều không dễ dàng, cần thời gian với nhiều hoạt động tôn vinh, quảng bá để mọi người thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận với chiếc áo dài. Nhiều thợ may áo dài vẫn chưa hiểu rõ về truyền thống, nhiều trí thức chưa hiểu rõ ý nghĩa của chiếc áo dài đã vội vàng phản đối; trong đó, định kiến với chiếc áo dài nam còn nặng.
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt, Chủ nhiệm Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống nhấn mạnh, áo dài nếu may đúng, mặc đúng sẽ rất đẹp, là biểu tượng văn hóa độc đáo của dân tộc. Để áo dài lan tỏa vào đời sống đương đại, phải có áo đẹp, được may đúng, may đẹp, mặc đẹp và phù hợp...
Buổi tọa đàm cũng nghe những chia sẻ liên quan đến việc phục hưng áo dài ngũ thân từ kinh nghiệm của CLB Đình làng Việt; cách tiếp cận mới trong việc đưa áo dài ngũ thân vào cuộc sống đương đại từ góc nhìn của nghệ nhân Năm Tuyền. TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cũng nêu rõ định hướng và những nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong việc phục hưng Quốc phục Việt và xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”.
Từ trước đến nay, nhiều hội thảo được tổ chức khắp ba miền đã phân tích những khía cạnh lịch sử, tập quán sử dụng, chức năng, giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật, bản sắc văn hóa của áo dài… Tuy nhiên, vấn đề phục hưng Quốc phục Việt và đưa áo dài truyền thống vào đời sống đương đại vẫn còn bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện.
Theo các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, để đưa áo dài vào đời sống là điều không dễ dàng, cần thời gian với nhiều hoạt động tôn vinh, quảng bá để mọi người thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận với chiếc áo dài. Nhiều thợ may áo dài vẫn chưa hiểu rõ về truyền thống, nhiều trí thức chưa hiểu rõ ý nghĩa của chiếc áo dài đã vội vàng phản đối; trong đó, định kiến với chiếc áo dài nam còn nặng.
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt, Chủ nhiệm Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống nhấn mạnh, áo dài nếu may đúng, mặc đúng sẽ rất đẹp, là biểu tượng văn hóa độc đáo của dân tộc. Để áo dài lan tỏa vào đời sống đương đại, phải có áo đẹp, được may đúng, may đẹp, mặc đẹp và phù hợp...
Buổi tọa đàm cũng nghe những chia sẻ liên quan đến việc phục hưng áo dài ngũ thân từ kinh nghiệm của CLB Đình làng Việt; cách tiếp cận mới trong việc đưa áo dài ngũ thân vào cuộc sống đương đại từ góc nhìn của nghệ nhân Năm Tuyền. TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cũng nêu rõ định hướng và những nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong việc phục hưng Quốc phục Việt và xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”.
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản