- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Tin tức - Sự kiện
Ngày gia đình Việt Nam 28.6
Gia đình là gì? Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG, ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Gia đình Việt Nam: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”;
Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”;
Dù có những khái niệm khác nhau về “gia đình”, song “gia đình” chính là hai tiếng thiêng liêng trong trái tim mỗi con người, là chốn bình yên của cuộc đời mỗi chúng ta. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gia đình luôn giữ vai trò là tế bào của xã hội, là tổ ấm duy trì nòi giống, là thiết chế quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp. Những giá trị truyền thống quý báu như: lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu nghĩa, thủy chung, hiếu học, cần cù sáng tạo, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách... đã được các thế hệ gia đình Việt Nam gây dựng và giữ gìn, vun đắp và phát huy, để lại cho chúng ta hôm nay và con cháu mai sau như một hành trang quý báu để tiếp tục phát triển. Đối với mỗi cá nhân người Việt Nam, gia đình luôn là cội nguồn của mọi thành công, là điểm xuất phát và nơi nương tựa để vượt qua mọi khó khăn trong công việc và cuộc sống. Gia đình cũng là chốn nương náu cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Khi đạt được thắng lợi hay thành công, sau chúng ta là gia đình. Khi gặp khó khăn hay thất bại, gia đình là nơi đem lại hy vọng và nghị lực. Sự giáo dục, chăm sóc, thương yêu của gia đình, sự vun đắp, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho các thế hệ sau đã, đang và sẽ vẫn là nguồn lực to lớn cho sự trưởng thành của mỗi cá nhân, thúc đẩy mỗi cá nhân phải có trách nhiệm nhiều hơn đối với gia đình và Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Theo lời Bác, ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấy uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 04/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam và chọn tháng 6 chính là tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta xác định: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới[1]”. Đây là một nhận thức mới của Đảng về vai trò, vị trí trung tâm của gia đình vốn rất quan trọng so với các nhân tố khác đối với sự phát triển kinh tế và sự ổn định của xã hội. Hiện nay, Việt Nam hội nhập sâu rộng vào các tiến trình phát triển của thế giới thì việc xác định “hệ giá trị gia đình Việt Nam” là cơ sở, là trung tâm để xây dựng hệ giá trị văn hóa con người, hệ giá trị quốc gia là cần thiết.
Công tác xây dựng gia đình được tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến gia đình[2] và tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) gắn với Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình. Tháng 6/2022, Thành phố Huế tuyên dương 36 gia đình văn hóa tiêu biểu giai đoạn 2012 - 2022. Tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác gia đình. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác gia đình, thúc đẩy việc giáo dục gia đình, hỗ trợ thông tin cho các thành viên trong gia đình sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và xã hội.
Để gia đình thực sự trở thành bến đỗ bình yên, hạnh phúc, là nơi duy trì được bản sắc văn hóa, đồng thời tiếp thu được những giá trị cốt lõi của cuộc sống, các thành viên trong gia đình, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung thực hiện những việc cụ thể sau:
- Tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú;
- Luôn thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức, pháp lý trong cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, gắn với cam kết, quy ước của gia đình và các thành viên trong gia đình;
- Thường xuyên trau đồi các kỹ năng, phương pháp phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình kiểu mẫu “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”, nuôi con tốt; giải quyết các bất hoà trong gia đình và cộng đồng, ngăn chặn hành vi bạo lực, thiếu văn hoá, nhất là với người già, phụ nữ và trẻ em;
- Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các ngành, đoàn thể để giáo dục trẻ em, nhất là đối với những trường hợp cá biệt; chú trọng giáo dục cho trẻ em tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, những giá trị văn hoá, đạo đức, truyền thống cách mạng của dân tộc và mỗi địa phương;
- Biên tập, xây dựng tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của từng địa phương, đồng thời phổ biến các tài liệu về luật pháp, chính sách có liên quan đến gia đình.
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm nay là dịp các cấp, các ngành và đoàn thể trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên truyền cổ động, khuyến khích tất cả các gia đình phải thường xuyên dành thời gian để mỗi ngày chúng ta có ít nhất một bữa cơm đông đủ các thành viên, góp phần gìn giữ, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống về gia đình Việt Nam; thực hiện bình đẳng giới, ngăn ngừa bạo lực gia đình. Mỗi một người dân, mỗi một gia đình cần phải phát huy hơn nữa những đức tính tốt đẹp của người Huế; xây dựng gia đình văn hóa không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp của người dân Cố đô mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ nhằm đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021.
[2] Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 29/9/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; Kế hoạch số 95/KH-UBND, ngày 11/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030…
Thanh Thủy
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản