- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Tin tức - Sự kiện
Kỷ niệm 77 năm ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2023)

Cách đây 77 năm, vào ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đó là một lời hiệu triệu có giá trị lịch sử như một Cương lĩnh kháng chiến, chứa đựng những quan điểm cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân, đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, truyền thống anh hùng, bất khuất, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Năm tháng đã đi qua nhưng âm hưởng hào hùng của Lời kêu gọi vẫn còn mãi với thời gian, để lại cho Đảng và sự nghiệp cách mạng nước ta những bài học hết sức quý báu, có ý nghĩa to lớn và thiết thực, nhất là bài học quy tụ và phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Phát lệnh toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, tháng 12/ 1946
Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước vừa giành được độc lập, nhân dân ta với truyền thống nhân nghĩa, yêu hòa bình và khát vọng cháy bỏng là muốn có hòa bình để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Để tránh cuộc chiến tranh xảy ra, Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực hết sức, làm tất cả những gì cần thiết và có thể, kể cả phải nhân nhượng với thực dân Pháp. Thế nhưng, trước dã tâm và những hành động ngoan cố của thực dân Pháp hòng áp đặt sự cai trị đối với Việt Nam, các nỗ lực cứu vãn nền hòa bình của ta đều bất thành. Quyết tâm giữ vững độc lập, tự do của Tổ quốc, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định cùng nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với tinh thần: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”, “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.Hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn, từ miền ngược đến miền xuôi và mọi tầng lớp trong xã hội đã nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Thừa Thiên Huế là một trong những chiến trường lớn ở miền Trung, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã kiên trì bám đất, bám dân trường kỳ kháng chiến, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.Chính đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chính phủ đã phát huy tối đa truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam, tạo tiền đề, nền tảng quan trọng cho thắng lợi vẻ vang sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.77 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước hết, đó là kết quả từ một quá trình đấu tranh đầy cam go, phức tạp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ trước những thử thách ngặt nghèo của lịch sử. Kết quả là chúng ta từng bước loại bỏ bớt kẻ thù, tranh thủ được thời gian chuẩn bị tiềm lực để bước vào kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Mặt khác, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến còn thể hiện rõ sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam, sức mạnh ấy được tạo ra từ truyền thống yêu nước nồng nàn kết hợp với chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện và đường lối quân sự độc lập, tự chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bước vào thế kỷ XXI, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu mọi mặt trên các lĩnh vực trong những năm qua chính là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.Phát huy tinh thần khát vọng độc lập, tự do, tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta khẳng định quyết tâm tiếp tục nỗ lực, sáng tạo, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động; tăng cường củng cố liên minh chính trị; tăng cường đồng thuận xã hội, thúc đẩy tinh thần thi đua lao động, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đồng Thị Ly
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản