- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Tin tức - Sự kiện
Khai mạc trưng bày chuyên đề “ Báo chí Huế - Những chặng đường”

Ngày 10/8/2017, Nhân kịp chào mừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 và kỷ niệm tròn 90 năm ngày tờ báo Tiếng Dân ra mắt số đầu tiền (10/81927 – 10/8/2017) tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “ Báo chí Huế - Những chặng đường”, đến dự và cắt băng khai mạc có các đồng chí Nguyễn Dung, TUV – Phó Chủ tịch Tỉnh; đồng chí Lê Xuân Hiền, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Thành, TUV – Chủ tịch UBND thành phố Huế; cùng sự tham gia đông đảo của đội ngũ phóng viên, nhà nghiên cứu và người dân đến tham quan triễn lãm.
Khác với báo chí nói chung, báo chí yêu nước và cách mạng xuất hiện ở Huế khá sớm. Ngay từ những năm 1928, tờ Thanh Niên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội do nhà báo Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã có mặt ở Huế; tiếp đó là những tờ như Phụ Nữ Tùng San của bà Trần Thị Như Mân, Con Đường Đấu Tranh của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên, Học Trò của thành phố Huế, Vô Sản, Chỉ Đạo,Tin Tranh Đấu của Xứ ủy Trung Kỳ... Tính đến năm 1932, Huế đã có trên 25 tờ báo chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học và tôn giáo, và với hàng chục tờ báo viết tay của những người hoạt động cộng sản ở Huế. Vai trò báo chí yêu nước và cách mạng lúc này ở Huế đã có một vị thế quan trọng không thể phủ nhận được. Báo chí đã tuyên truyền, hướng dẫn và hiệu triệu quần chúng đi theo cách mạng; nhiều cuộc bãi khóa, đình công chống thực dân Pháp và Nam triều; nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh và các cuộc khởi nghĩa yêu nước khác liên tiếp nổ ra ở Huế dưới sự hiệu triệu của báo chí cách mạng.
Tại triển lãm, người xem được xem tận mắt những tờ báo ra đời rất sớm tại Huế như Tràng An, Sông Hương, Phụ Nữ Tân Tiến, Đại Chúng, Quyết Chiến... hoặc những tờ báo rất lạ như Reo, Vệ Sinh Chỉ Nam. Đặc biệt là báo Tiếng Dân, tờ báo tiếng Việt khổ lớn đầu tiên ra đời tại Trung Kỳ do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, ông Đào Duy Anh làm thư ký tòa soạn. Đúng 90 năm trước, vào ngày 10-8-1927, báo Tiếng Dân ra số đầu tiên, do Công ty Huỳnh Thúc Kháng xuất bản, tòa soạn và nhà in đặt tại 123 đường Hàng Bè - Huế (nay là 193 Huỳnh Thúc Kháng). Tờ báo đã tồn tại hơn 16 năm, xuất bản được 1.766 số báo thì bị chính quyền thực dân Pháp đình bản vào ngày 24-4-1943. Tại hội nghị văn hóa toàn quốc (tháng 7-1948) tổ chức ở chiến khu Việt Bắc, Tổng bí thư Trường Chinh đã đánh giá về 16 năm hào khí của tờ báo Tiếng Dân là: “Thét tiếng dân giữa kinh thành Huế”.
Trong quá trình hình thành và phát triển, báo chí ở Huế là phương tiện thông tin thiết yếu, có vai trờ, vị trí quan trọng đối với đời sống xã hội; là một bộ phận gắn liền mật thiết với lịch sử dân tộc, một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử và văn hóa Huế trong thời kỳ cận hiện đại. Triển lãm sẽ tập trung giới thiệu một số tư liệu về báo chí Huế, chủ yếu là thể loại báo in nhằm tái hiện một phần diện mạo của báo chí qua các giai đoạn lịch sử mà mỗi tờ báo đã lưu dấu, các giá trị di sản văn hóa địa phương. Để người xem có cái nhìn tổng quát về các giá trị mà báo chí đã đóng góp, tái hiện một diện mạo của báo chí Huế qua các giai đoạn lịch sử.
Văn Vũ
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản