- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Tin tức - Sự kiện
Giới thiệu tập thơ "Quê mẹ" của Nhà thơ Tố Hữu

Sáng ngày 23/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức giới thiệu tập thơ “Quê mẹ” của Nhà thơ Tố Hữu nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (04/10/1920 - 04/10/2020).
Đến dự buổi giới thiệu tác phẩm có Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; đồng chí Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan và đông đảo văn nghệ sỹ.
Tập thơ "Quê mẹ" gồm 66 bài, được tuyển chọn trên cơ sở những bài thơ Tố Hữu viết về Huế và thơ được ông sáng tác tại Huế, với những bài tiêu biểu như: Từ ấy, Huế tháng Tám, Bác ơi…
Tại buổi giới thiệu, một số tác phẩm như Bác ơi, Quê mẹ, Huế lại huy hoàng… của Tố Hữu được thể hiện qua giọng ngâm của các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, đã có nhiều tham luận được trình bày, như: “Nhà thơ Tố Hữu và Quê Mẹ” của Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc; Nhà nghiên cứu Dương Phước Thu qua quá trình điền dã, sưu tập tư liệu về nhà thơ Tố Hữu với tham luận Nhà báo Tố Hữu và phần thống kê những câu thơ gắn với hình ảnh con đường trong thơ Tố Hữu; Tiếng Huế trong thơ Tố Hữu của Nhà văn Phạm Xuân Phụng; “Ngôn ngữ thơ Tố Hữu” của Nhà thơ Mai Văn Hoan.
Tố Hữu là một nhà thơ lớn, trong vai trò nhà lãnh đạo chủ chốt mặt trận tư tưởng, văn hóa văn nghệ nước ta trong thời gian dài - suốt hai cuộc kháng chiến cứu nước và nhiều năm sau này. Là người hăm hở trong xây dựng nền văn hóa, văn nghệ nhân dân, cũng là người say mê trong xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, một nền văn hóa mang đậm tính dân tộc, tính tiên tiến và tính nhân văn.
Trong cuộc đời sáng tác, Tố Hữu đã để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm có giá trị như các tập thơ: “Từ ấy” (1946), “Việt Bắc” (1954), “Gió lộng” (1961), “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1977), “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999); các tiểu luận “Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta” (tiểu luận, 1973), “Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật” (tiểu luận, 1981).
Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu được biết đến thông qua các giải thưởng cao quý. Ông đã nhận được giải thưởng văn học lớn: Giải nhất giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 (Tập “Việt Bắc”); Giải thưởng Văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I - 1996). Các tác phẩm của ông cũng được đưa vào chương trình văn học bậc phổ thông. Tố Hữu là một nhà thơ có ảnh hưởng lớn trong nền thi ca hiện đại Việt Nam. Tố Hữu chính là người “nửa thế kỷ lĩnh xướng hùng ca”, từ khi ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản (1936) đến lúc ông rời chính trường (1986), vừa tròn nửa thế kỷ.
Châu Thu Hà
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản