- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Tin tức - Sự kiện
Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới

Ngày 29/9/2021, đồng chí Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ký ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới
Chỉ thị nêu rõ, trong 10 năm qua, công tác xây dựng gia đình trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình được cải thiện. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi, gia đình có công luôn được quan tâm và có nhiều tiến bộ. Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Việc giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình vùng đất Cố đô gắn với xây dựng những giá trị mới, tiên tiến của gia đình hiện đại được chú trọng. Công tác gia đình ở Thừa Thiên Huế ngày càng tiệm cận đến các chuẩn mực mới, hiện đại hơn, văn minh hơn, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, con người Huế.
Tuy nhiên, một số cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình. Nhận thức về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trong gia đình của một bộ phận người dân còn hạn chế. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình vẫn còn thiếu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ chưa chặt chẽ. Chưa có các giải pháp đồng bộ, kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với công tác xây dựng gia đình.
Nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình. Tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới” cho toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của địa phương, đơn vị. Đưa việc triển khai thực hiện công tác xây dựng gia đình trở thành nội dung quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội hằng năm.
Đảng viên, cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền phát huy vai trò, trách nhiệm, tích cực nêu gương, vận động nhân dân tham gia xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế. Làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, bình đẳng giới và chăm sóc người cao tuổi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình.
2. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách về gia đình theo hướng lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết xã hội và vai trò của gia đình. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản đối với gia đình, hỗ trợ gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc và thực hiện bình đẳng giới. Có cơ chế, chính sách huy động các cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn; bảo đảm gia đình được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản công bằng, bình đẳng, thuận lợi.
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; đấu tranh chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình. Gắn việc thực hiện công tác xây dựng gia đình với Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh. Xây dựng dữ liệu số về gia đình làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương. Bảo đảm nguồn lực đầu tư cho công tác gia đình.
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp bảo đảm hiệu quả, thống nhất gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới và trẻ em.
4. Ngành Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương nâng cao năng lực, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng gia đình trên địa bàn. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình. Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ gia đình tiếp nhận các nguồn lực xã hội. Tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, dự báo; các hoạt động sáng tác văn học - nghệ thuật về gia đình.
5. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác xây dựng gia đình. Tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng có hiệu quả các phong trào xây dựng “gia đình văn hóa”, “gia đình hiếu học”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu hiếu thảo, vợ chồng thuận hòa, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Giữ gìn và lan tỏa những chuẩn mực văn hóa gia đình, phát huy giá trị truyền thống độc đáo, đặc trưng, tiêu biểu về con người xứ Huế. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ về vai trò của gia đình.
6. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả Internet và mạng xã hội đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các ban, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Tỉnh ủy theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ.
Bích Ngọc
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản