- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Lịch sử Đảng
Thừa Thiên Huế: Tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Ngày 10/2/1975, Quân uỷ Trung ương phê chuẩn kế hoạch năm 1975 của Quân khu Trị-Thiên với nội dung cơ bản là: "Tập trung toàn bộ lực lượng Quân khu và Quân đoàn II, tranh thủ thời cơ thuận lợi của năm 1975, đẩy mạnh tiến công tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của địch ở Trị-Thiên, giành 35 vạn dân ở nông thôn đồng bằng, phát động cao trào đấu tranh chính trị ở thành phố, đánh mạnh vào kho tàng hậu cứ, triệt phá giao thông; tích cực sáng tạo thời cơ và sẵn sàng chớp thời cơ tiến lên giành thắng lợi lớn, kể cả giải phóng Huế".
Năm giờ 45 phút sáng ngày 8/3/1975, pháo của Sư đoàn 324 bắt đầu dội xuống các cứ điểm địch, mở màn chiến dịch. Đến ngày 15/3/1975, ta đã phá vỡ một mảng lớn hệ thống phòng ngự của địch ở đường 14, thu hút một phần lớn chủ lực của địch vào khu vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta tiến công địch trên khắp địa bàn tỉnh.
Phối hợp với đòn tiến công của bộ đội chủ lực, từ 21 giờ đêm 8/3/1975, quân và dân các huyện đồng loạt nổi dậy, tấn công vào hơn 30 phân chi khu quân sự của địch, hỗ trợ cho hàng nghìn quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ.
Ngày 17/3/1975, trước tình hình thắng lợi của ta ở Tây Nguyên, Quân uỷ Trung ương đã Điện cho Quân khu uỷ B4 (Trị-Thiên): "Ta thắng to, tình hình phát triển nhanh và thời cơ lớn đang đến sớm hơn ta dự kiến... Trị-Thiên có những thuận lợi mới để đẩy mạnh hoạt động mọi mặt... Đẩy mạnh tấn công của chủ lực từ phía tây, thực hành chia cắt chiến lược giữa Huế-Đà Nẵng".
Năm giờ sáng ngày 21/3/1975, tiếng súng tấn công đợt hai giải phóng Thừa Thiên Huế bắt đầu. Với tinh thần "một ngày bằng hai mươi năm", quân và dân đã dốc toàn bộ lực lượng giải phóng Thừa Thiên Huế bằng một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy rộng khắp.
Sáu giờ 30 phút ngày 26/3/1975, Trung đoàn 6 bộ binh kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên đỉnh Cột Cờ, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng.
Ngày hôm sau (27/3/1975), Quân uỷ Trung ương gửi Điện khen ngợi "Việc đánh chiếm và giải phóng hoàn toàn thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và ý nghĩa chính trị rất lớn. Chiến công đó làm cho nhân dân cả nước ta nức lòng phấn khởi, làm cho địch suy yếu thêm một bước mới rất nghiêm trọng. Các đồng chí đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống anh dũng kiên cường của quân và dân cả nước ta".
Nhìn lại một cách vắn tắt một số sự kiện nói lên vai trò của Thừa Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có thế thấy:
Trong năm giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, quân và dân Thừa Thiên Huế đã nỗ lực cùng với miền Nam và cả nước quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, góp sức vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc ngay từ những ngày đầu tiên đầy khó khăn và nhiều tổn thất đến những ngày thắng lợi cuối cùng. Hầu hết những sự kiện tiêu biểu diễn ra trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng là những mốc phân kỳ của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Sự sáng tạo của Đảng ta trong việc đề ra đường lối và lãnh đạo thực hiện đường lối kháng chiến chống Mỹ được thể hiện trong việc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền nhưng đều nhằm thực hiện một mục tiêu chung, trong chỉ đạo chiến lược và sách lược tài chính, và cả trong phương pháp cách mạng đúng đắn... Riêng trong phương pháp cách mạng miền Nam, với hai mặt đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự song song (và đều đóng vai trò quyết định từ năm 1961 trở đi), đánh địch bằng ba mũi giáp công và trên cả ba vùng chiến lược, quân và dân Thừa Thiên Huế đã sử dụng nhuần nhuyễn và đạt hiệu quả cao.
Sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta trải qua mấy nghìn năm lịch sử là sự nghiệp chung của đại gia đình 54 dân tộc từ Bắc chí Nam. Mỗi miền của Tổ quốc đều đã đóng góp xứng đáng công sức của mình trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước để ngày hôm nay có được một non sông thống nhất và tươi đẹp. Thừa Thiên Huê là vùng đất kể từ năm 1306 non sông thống nhất và tươi đẹp. Thừa Thiên Huế là vùng đất kể từ năm 1306 mới thực sự trở thành một bộ phận của nước Đại Việt, đến nay tuy chỉ 700 năm nhưng đã gắn bó chặt chẽ với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Riêng trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ 1954-1975, thắng lợi của phong trào đồng khởi miền núi năm 1960, đấu tranh chính trị trong những năm 1963-1966, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 và Xuân 1975 thực sự nói lên vai trò lớn của Thừa Thiên Huế trong sự nghiệp chung của dân tộc ta vì độc lập tự do và thống nhất đất nước.
Nguyễn Văn Hoa
(Trích trong 700 năm Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế)
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản