- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Lịch sử Đảng
Tăng cường giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng qua công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng

Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời và truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng vẻ vang. Với vị trí trọng yếu cả về chính trị, quân sự và kinh tế, nơi tập trung đông đảo các nhà trí thức, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Thừa Thiên Huế là nơi khởi nguồn của nhiều phong trào đấu tranh cách mạng. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm sôi động của các cuộc vận động yêu nước, là cái nôi hoạt động của nhiều chiến sĩ, đảng viên cộng sản, là nơi ghi dấu sự ra đời của một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, với vị trí là trung tâm của chế độ phong kiến cả nước, Thừa Thiên Huế là nơi chứng kiến sự chấm dứt chế độ quân chủ, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thừa Thiên Huế nằm trong chiến trường "Bình Trị Thiên khói lửa"; quân và dân Thừa Thiên Huế được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng cờ luân lưu "Quyết chiến, quyết thắng". Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước, Thừa Thiên Huế được Tổ quốc trao tặng 8 chữ vàng: "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường"; Đảng bộ tỉnh được Trung ương đánh giá: "kiên cường về tư tưởng, vững mạnh về tổ chức, trong sạch nội bộ, đoàn kết nhất trí".
Nhiều địa danh ở Thừa Thiên Huế như: Dương Hòa, Hòa Mỹ, Hói Mít, Thanh Lam Bồ, Khe Tre, A Sầu, A Lưới (đường mòn Hồ Chí Minh)... đã ghi dấu những chiến công oanh liệt, biểu thị ý chí quật cường của quân và dân Thừa Thiên Huế trong công cuộc chống ngoại xâm. Hiện nay, Thừa Thiên Huế cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng, đặc biệt là nhóm di tích gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người con ưu tú mà tên tuổi đã gắn liền với lịch sử đấu tranh của quê hương, đất nước, như: Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu...
Tự hào về Thừa Thiên Huế - mảnh đất kiên cường với những tên người, địa danh, di tích lịch sử có giá trị, đồng thời nhận rõ trách nhiệm trong việc lưu giữ, giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân qua các hoạt động nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Theo đó, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương đã được các cấp quan tâm, triển khai tốt. Đã có nhiều công trình lịch sử được biên soạn và phát hành, như: Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập I, II, III; Những trận đánh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trên địa bàn Thừa Thiên Huế; Thừa Thiên Huế - Xuân 1975; Thừa Thiên Huế tấn công nổi dậy anh dũng kiên cường; Trung đoàn 6 (Đoàn Phú Xuân) (1965 - 2000); Lịch sử Đảng bộ Dân Chính Đảng (1975 - 2009)... Các ban, sở, ngành của tỉnh cũng đã tổ chức nghiên cứu và biên soạn nhiều công trình lịch sử nhằm ghi lại những chặng đường đấu tranh cách mạng vẻ vang của đơn vị mình, như: Lịch sử công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (1930 - 2005); Lịch sử công tác xây dựng Đảng về tổ chức của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (1930 - 2010); Lịch sử Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế (1964 - 2005); Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế (1930 - 2005); Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế (1930 - 2010); Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (1945 - 2010)... Những công trình này đã cung cấp những nội dung, kiến thức cơ bản về lịch sử truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân Thừa Thiên Huế, nêu bật những thắng lợi, những thành tựu cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, làm sáng tỏ những bài học, những vấn đề lý luận cách mạng để phát huy trong công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ mới.
Các huyện, thị xã, thành phố cũng đã quan tâm triển khai thực hiện tốt công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ. Ở cấp huyện, đã có 9/9 đơn vị hoàn thành xuất bản sách lịch sử Đảng bộ; đồng thời, nhiều đơn vị xuất bản lịch sử truyền thống của các ngành, các ấn phẩm chuyên đề về sự kiện, nhân vật tiêu biểu của địa phương. Ở cấp xã, phường, thị trấn, đã có nhiều công trình lịch sử được biên soạn và phát hành. Trong đó, có 4 đơn vị: thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền hoàn thành 100% công tác biên soạn và xuất bản lịch sử đảng bộ cấp xã. Hầu hết các đơn vị còn lại đã có kế hoạch và đang tập trung triển khai và phấn đấu hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Nhằm phát huy giá trị các công trình lịch sử, lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử đấu tranh cách mạng trên các lĩnh vực, các cấp, các ngành đã quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân với nhiều hình thức phong phú, như: qua hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên, qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng; thông qua sách, báo, tạp chí… Hằng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành hướng dẫn tuyên truyền nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động kỷ niệm gắn với lịch sử Đảng bộ tỉnh, của các ban, ngành, đoàn thể như: kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu; kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2020) và 45 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020); tài liệu chuyên đề phục vụ đợt sinh hoạt chính trị kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019); kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9); tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)… Các tài liệu tuyên truyền tập trung thể hiện truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân Thừa Thiên Huế, của các thế hệ lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, là những người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Nhằm tôn vinh những nhân vật, sự kiện gắn liền với truyền thống đấu tranh anh dũng của quê hương, trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tổ chức nhiều hoạt động lớn, có ý nghĩa, như: Tỉnh ủy phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia:“Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” (năm 2018); phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Đồng chí Tố Hữu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” (năm 2020); phối hợp với Bộ Quốc phòng và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Đồng chí Lê Đức Anh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” (năm 2020)…
Nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm Ngày mất của Người, các ban, ngành đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm: Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo:“50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức Hội thảo: “Thừa Thiên Huế - 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; Đại học Huế tổ chức Hội thảo: “Bác Hồ với giáo dục”; huyện A Lưới tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày đồng bào các dân tộc thiểu số A Lưới mang họ của Bác Hồ… Công tác giáo dục lịch sử Đảng cũng được các đơn vị trong hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh chú trọng. Các ấn phẩm lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng được đưa vào trong chương trình giảng dạy của Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm chính trị cấp huyện, thị, Thành phố, các trường phổ thông. Đặc biệt, hiện nay trên cơ sở quyết định phê duyệt Khung chương trình của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đang triển khai biên soạn "Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế cấp trung học phổ thông". Đây là nội dung nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và con người Thừa Thiên Huế, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng tri thức để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương.
Nhìn lại những nỗ lực, cố gắng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng của Đảng bộ tỉnh trong thời gian qua cho thấy công tác giáo dục truyền thống cách mạng trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy, chính quyền coi trọng và xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác chính trị tư tưởng, qua đó góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương trong thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, tiếp tục phát huy vị trí, vai trò của một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, là địa phương đang lưu giữ những giá trị lịch sử về truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang, Đảng bộ tỉnh khẳng định quyết tâm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, không ngừng tăng cường công tác giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương, bồi đắp những giá trị đạo đức, ý thức tôn trọng, giữ gìn truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, tạo động lực và năng lực nội sinh để thông qua đó, thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ, đoàn kết thống nhất vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng đổi mới, hội nhập và phát triển.
Đồng Thị Ly
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản