- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
Trí thức và tôn giáo Thừa Thiên Huế với Cách mạng tháng Tám

“Trí thức và tôn giáo Thừa Thiên Huế với Cách mạng tháng Tám – 70 năm nhìn lại” là chủ đề của cuộc Hội thảo khoa học do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TT Huế phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức sáng nay 1/9. Hội thảo một lần nữa khẳng định và ghi nhận sự đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức và tôn giáo TT Huế vào thành công của Cách mạng tháng Tám và quá trình bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Tham dự hội thảo có Tiến sỹ Lê Bá Trình – Phó chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện - Ủy viên TW Đảng – Bí thư Tỉnh ủy; ông Trần Thanh Bình – Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy; cùng các vị lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban ngành, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chức sắc tôn giáo.
Cách mạng tháng Tám là cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta chuyển từ chế độ quân chủ - thực dân sang chế độ dân chủ độc lập. Trong cuộc Cách mạng đó, Huế giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong lịch sử dân tộc, góp phần tạo nên bước ngoặt lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Từ ngày khởi nghĩa giành chính quyền 23/8 và mốc cuối cùng là vua Bảo Đại thoái vị ngày 30/8 tại Cố đô Huế là sự kiện trực tiếp đưa đến ngày Quốc khánh 2/9/1945. Kết quả của Cách mạng tháng Tám là cả một quá trình đấu tranh, vận động thắng lợi, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong đó có vai trò của trí thức và tôn giáo của cả nước mà TT Huế là nơi tiêu biểu.
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Tinh thần và truyền thống cách mạng quí báu của đội ngũ trí thức và tôn giáo từ cuộc đấu tranh Cách mạng tháng Tám được tiếp tục lan tỏa trong tiến trình lịch sử của dân tộc, của vùng đất oanh liệt Cố đô Huế. Toàn tỉnh hiện có 60 vạn đồng bào có đạo, chiếm gần 60% dân số; cùng đội ngũ trí thức đông đảo, đứng thứ 3 cả nước. Những năm qua, với quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tăng cường đoàn kết và phat huy tốt sức mạnh các tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ trí thức và các tôn giáo.
Tại hội thảo, có 30 tham luận của các tác giả trong và ngoài tỉnh viết bài tham gia; trong đó tập trung ba chủ đề: Sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Thừa Thiên Huế đối với trí thức và tôn giáo; Trí thức Thừa Thiên Huế với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước; Các tôn giáo đồng hành với dân tộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá chủ trương đúng đắn của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã thôi thúc lòng yêu nước của hàng vạn người dân Thừa Thiên Huế tham gia vào dòng thác cách mạng, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành chính quyền, làm chủ quê hương. Đối với đội ngũ trí thức, nhiều người đã sớm giác ngộ cách mạng mà những thanh viên – học viên của trường Thanh niên tiền tuyến Huế là một điển hình mang tính đặc thù. Chủ đề về các tôn giáo ở TT Huế gắn bó với lịch sử dân tộc, đồng hành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đã cung cấp cho hội thảo nhiều thông tin có giá trị. PGS – TS Đỗ Bang - Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá: Thực tế lịch sử đặt ra đối với Cách mạng tháng Tám và các cuộc vận động Cách mạng sau đó, đối với tỉnh TT Huế vai trò của trí thức và tôn giáo luôn ở vị trí nổi bật trong các phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị, nông thôn cũng như đấu tranh quân sự và ngoại giao trên khắp các mặt trận, góp phần mang lại thành công cho bước phát triển của cách mạng Việt Nam.
Qua hội thảo, bằng sự tiếp cận khác biệt và sâu sắc hơn về trí thức, tôn giáo qua 70 năm đóng góp vào công cuộc đấu tranh, bảo vệ, xây dựng quê hương; các nhà nghiên cứu, nhà khoa học bổ sung những tư liệu lịch sử quan trọng. Từ đó có sự đánh giá, nhìn nhận khách quan, toàn diện hơn trong thực tiễn việc thực thi chính sách; nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức, tôn giáo trong sự nghiệp đổi mới và phát triển quê hương TT Huế.
http://trt.vn/
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản