- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
Thừa Thiên Huế ngày giải phóng qua các hiện vật lịch sử

Đã 40 năm trôi qua, nhưng dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế ngày giải phóng (26/3) vẫn là niềm tự hào không chỉ của người dân Thừa Thiên Huế, mà của cả nhân dân cả nước bởi sự kiện có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng góp phần vào thắng lợi chung trên các chiến trường miền Nam. Chúng ta có thể cảm nhận không khí hào hùng của ngày giải phóng Thừa Thiên Huế qua những hiện vật lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế.
Không gian trưng bày hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế với những khí tài đặc biệt từng được đại đội 14, Trung đoàn 4, Quân khu Trị Thiên Huế sử dụng trong những trận đương đầu với quân xâm lược Mỹ - Ngụy. Là một khí tài đặc biệt, súng H12 này đã lập rất nhiều chiến công: Đánh 25 trận, tiêu diệt 60 tên địch. Khí tài này cũng đã cùng với Trung đoàn bộ binh 4 tiến công vào căn cứ Phổ Lại, mở màn cho Chiến dịch mùa xuân 1975. Đây là một trong những hiện vật liên quan trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng kinh thành Huế hiện đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế.
Trong căn phòng nhỏ hiện đang lưu giữ hàng trăm hiện vật quý liên quan trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân Thừa Thiên Huế. Khí thế chiến đấu được tái hiện khá sinh động với nhiều hiện vật như: Súng H12, Sơ đồ chiến lược, và đặc biệt là lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Sau nhiều đợt nổ súng nổi dậy, nhiều huyện thị đã được giải phóng, 6 giờ 30 phút ngày 26/3/1975, cờ cách mạng đã tung bay trên cột cờ trước Ngọ Môn, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, kết thúc vẻ vang Chiến dịch tiến công giải phóng Thừa Thiên Huế, đồng bào Trị Thiên Huế vỡ òa niềm vui hạnh phúc ngày độc lập tự do.
Đến nay, những chiến lợi phẩm quân dân Thừa Thiên Huế thu được vẫn nguyên vẹn với những quân trang, quân dụng, súng, bộ đàm, các quân hàm địch. Không gian trưng bày tại bảo tàng đã trở thành điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước khi đến Huế.
Bảo tàng lịch sử và cách mạng Thừa Thiên Huế hiện đang lưu giữ, bảo quản và trưng bày trên 30nghìn hiện vật, trong đó có gần 1.000 hiện vật liên quan đến lịch sử kháng chiến của nhân dân Huế trong giai đoạn 1968 - 1975. Đó là kết quả của quá trình xã hội hóa trong việc sưu tầm hiện vật được thực hiện trong thời gian qua, nhất là ý thức của người dân trong việc hiến tặng hiện vật.
40 mùa xuân sau ngày giải phóng, Thừa Thiên Huế đang từng bước xây dựng và phát triển. Việc tái hiện lịch sử qua những hiện vật sẽ góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ con cháu, giúp thế hệ hôm nay biết về một quá khứ hào hùng của cha ông, từ đó có ý thức trong xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp.
Nguồn: vtvhue
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản