- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Công tác Khoa giáo
Tiếp tục đẩy mạnh công tác bình đẳng giới

Công tác bình đẳng giới luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác này. Ngày 18/5/2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đề ra mục tiêu tổng quát: “Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020”. Dưới sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong những năm qua, việc thực hiện công tác bình đẳng giới đạt được nhiều kết quả. Hiện nay, nhiều chỉ tiêu về bình đẳng giới của tỉnh đã đạt và vượt so với chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia.
Trên lĩnh vực chính trị, tỉnh đã quan tâm đưa công tác quy hoạch cán bộ nữ vào chiến lược quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh; xác định tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hàng năm; hướng dẫn các địa phương, đơn vị nâng tỷ lệ cán bộ nữ vào quy hoạch với các chỉ tiêu và giải pháp thực hiện cụ thể nhằm thực hiện công tác tạo nguồn dài hạn để đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ nữ, nhất là cán bộ trẻ vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Đội ngũ cán bộ nữ của các địa phương, đơn vị khá ổn định, đang phát triển về số lượng và chất lượng, nhiều cán bộ nữ được giao giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, công tác bình đẳng giới cũng có nhiều tiến bộ. Trong năm 2016, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 16.081 lao động, tăng gần 30% so với năm 2015. Trong đó, lao động nữ được giải quyết việc làm mới là 7.960 người, chiếm tỷ lệ 49,5%. Đào tạo nghề cho 10.525 người, trong đó, lao động nữ nông thôn qua đào tạo nghề 5.775 người, chiếm tỷ lệ 55%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9.657 doanh nghiệp, trong đó, có 2.617 doanh nghiệp do nữ làm chủ. Ngoài ra, có 1.097/4.263 thành viên góp vốn là nữ; 628/2.962 cổ đông góp vốn là nữ. Công tác giảm nghèo, bảo đảm xã hội đạt nhiều kết quả. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 7,19% (20.623 hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,50% (15.777 hộ). Ngày càng có nhiều phụ nữ nghèo nông thôn được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo, ước khoảng 15.508/18.237 người, chiếm tỷ lệ 85%, phụ nữ dân tộc thiểu số được vay vốn là 6.601/7.392 người, chiếm tỷ lệ 82%...
Việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo thu được kết quả phấn khởi. Đội ngũ giáo viên nữ được quan tâm đào tạo. Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo có 14.950 nữ cán bộ, viên chức, chiếm tỷ lệ 72%. Số lượng và tỷ lệ nữ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục đã tốt nghiệp thạc sĩ là 321/494 người, chiếm tỷ lệ 65%. Giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục bình đẳng giới, phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái; giáo dục phòng chống ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông trong học sinh tiếp tục được đẩy mạnh trong môi trường giáo dục. Công tác xoá mù chữ và chống tái mù chữ cho nhóm phụ nữ dưới 40 tuổi được triển khai với nhiều mô hình có hiệu quả, tình trạng học sinh nữ bỏ học ngày càng giảm so với năm học trước. Cơ hội tiếp cận với giáo dục cho trẻ em gái, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được tăng cường.
Ngành y tế đã phối hợp các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phong trào chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp. Đến nay các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, có tủ thuốc thiết yếu cho nhu cầu khám chữa bệnh, 100% cơ sở y tế đã có dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản và mục tiêu phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tiếp tục được triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh; 100% trẻ dưới 6 tuổi được khám, chữa bệnh miễn phí.
Cùng với phát triển kinh tế, công tác phát triển văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao và phong trào xây dựng gia đình văn hoá được quan tâm chỉ đạo và triển khai đồng bộ. Các hoạt động tuyên truyền về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, phòng chống bạo lực trong gia đình ngày càng được quan tâm. Thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam được rút ngắn. Ở một số địa phương (như thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc, huyện Phong Điền) chỉ tiêu này được rút ngắn xuống gần 2 lần so với nam giới. Tỷ lệ phụ nữ thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí ngày càng cao; ở một số loại hình như xem tivi, nghe đài tỷ lệ tương đương với nam giới. Tỷ lệ nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe đạt tỷ lệ 87,5%, tỷ lệ được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là 70%; tỷ lệ người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình là 85,5%...
Bích Ngọc
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản