- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Công tác Khoa giáo
Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 02/12, tại Thành phố Huế, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam (NAV/NCA Việt Nam) tổ chức Hội nghị toàn quốc "Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu".
Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương; đại diện lãnh đạo 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo ở Việt Nam; đại diện 20 quốc gia cùng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Ngọc Thọ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Phùng, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan.
Quyết tâm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường, hậu quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến an ninh lương thực, nguồn nước, cuộc sống của nhân dân các nước trên thế giới, trở thành vấn đề của khu vực và toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào đủ sức giải quyết, cần sự tham gia của cả cộng đồng. Vấn đề này, đang được toàn thế giới đặc biệt quan tâm, cụ thể là đang diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về môi trường ở Pari (Cộng hòa Pháp) để cùng nhau thảo luận và giải quyết 2 mục tiêu là: Phấn đấu cuối thế kỷ 21 này, nhiệt độ trái đất tăng lên không quá 2 độ so với 200 năm trước; huy động nguồn vốn quốc tế 100 tỷ đô la để tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tàn phá môi trường.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, phát biểu khai mạc Hội nghị
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Ở Việt Nam, trong giai đoạn đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường và các chính sách này đã thu được những kết quả ban đầu về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp nhân dân trong việc triển khai, thực hiện. Tuy nhiên, Việt Nam đang đối mặt trực tiếp với những thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, nhất là ở khu vực thành thị, nông thôn, khu vực công nghiệp, ven biển do việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa, đặc biệt là việc khai thác quá mức, thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên…Chính vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam coi bảo vệ môi trường, mục tiêu và nội dung quan trọng là đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh, hướng tới phục vụ người dân phát triển bền vững; đồng thời quan tâm hơn bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam đều lấy con người là trung tâm, các tôn chỉ hoạt động, giáo lý, giáo luật đều thể hiện mở rộng tình thương yêu, sống vị tha, bác ái, bao dung, hòa hợp, đoàn kết, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hài hòa sinh thái, vươn tới cái chân - thiện - mỹ… Trên căn bản của những giáo lý, giá trị yêu thương, với truyền thống tốt đời đẹp đạo, những năm qua, 14 tôn giáo ở Việt Nam với hơn 22 triệu chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, triển khai nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội, có vai trò quan trọng đóng góp nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết quả hoạt động thực tế trong công tác bảo vệ môi trường của các tầng lớp nhân dân nói chung và của cộng đồng các tôn giáo nói riêng trong những năm qua là những kinh nghiệm và cách làm hay đưa ra tại Hội nghị để trao đổi, chia sẻ và cam kết tăng cường sự phối hợp của các tôn giáo cùng Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đẩy mạnh chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biển đổi khí hậu trong những năm tới.
Toàn cảnh hội nghị
Tổng Thư ký NCA, bà Anna-Marie Helland phát biểu, biến đổi khí hậu đang đặt con người và xã hội chúng ta trước những nguy cơ lớn, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Mặc dù, Việt Nam đã có năng lực ứng phó tốt hơn nhiều so với những quốc gia bị ảnh hưởng tương tự, nhưng để giảm thiểu thiệt hại do suy thoái môi trường và biển đổi khí hậu thì cùng với tăng cường sự hợp tác quốc tế, Việt Nam cần huy động tốt hơn sự tham gia của các cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cho biết, Việt nam là một trong 05 quốc gia đang và chịu ảnh hưởng nặng lề nhất bởi biến đổi khí hậu bag nước biển dâng, với trung bình mỗi năm có 457 người bị thương vong và thiệt hại bình quân hàng năm là 1,9 tỷ USD (tương đương 1,3% GDP). Theo cảnh báo của một số chuyên gia môi trường, trong 10 năm tới, tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam có thể tăng gấp đôi nhưng nếu không quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường, tính trung bình GDP tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP. Chính vì vậy, cùng với tập trung phát triển kinh tế, cần phải quan tâm bảo vệ môi trường, coi môi trường là mục tiêu cơ bản phát triển bền vững. Trong đó, tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là ý thức và trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu chúc mừng tại Hội nghị
Thông điệp bảo vệ môi trường và cam kết của các tổ chức tôn giáo
Tại Hội nghị, cùng với các tham luận chia sẻ kinh nghiệm của các mô hình phối hợp bảo vệ môi trường, tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở các địa phương, nhất là đối với các mô hình do đồng bào có đạo thực hiện. Đại diện lãnh đạo 14 tôn giáo đã trình bày thông điệp và cam kết tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong các thông điệp, các tôn giáo đều nhất quán và ủng hộ các chủ trương, chính sách, pháp luật cùng chương trình hành động của Nhà nước, đồng thời cam kết có những hành động thiết thực tại cộng đồng tôn giáo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biển đổi khí hậu. Nội dung cam kết là, sẽ tập trung giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng tôn giáo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hoạt động và sinh hoạt của các cộng đồng tôn giáo; tăng cường xây dựng năng lực tự ứng phó và giúp nhau ứng phó giữa các cộng đồng tôn giáo, giữa người có tôn giáo với người không tôn giáo khi có rủi ro thiên tai xảy ra tại cộng đồng dân cư; tham gia với UBMTTQVN và các cơ quan chức năng các cấp để giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường cũng như thực hiện có hiệu quả Luật bảo vệ môi trường và Chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu; khuyến khích các hoạt động bác ái, từ thiện, kịp thời hỗ trợ, chia sẻ sự chăm sóc đối với các cá nhân, cộng đồng bị tổn thương do bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…
Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường với đại diện Lãnh đạo các tôn giáo về thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Tại Hội nghị cũng đã diễn ra Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo về thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, giữa Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hướng dẫn và hỗ trợ đưa nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình hoạt động tôn giáo hằng năm, phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi tôn giáo; vận động và huy động các nguồn lực đa dạng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong và ngoài nước, tham gia đóng góp cùng Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, góp phần xã hội hóa các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...Phấn đấu, có trên 80% chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo có hiểu biết và tích cực tham gia Chương trình phối hợp; xây dựng ít nhất một mô hình cộng đồng tôn giao thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại các xã, phường, thị trấn nơi có tố chức tôn giáo hoạt động; tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp để biểu dương, tôn vinh các tổ chức, cá nhân ở cấp tỉnh 2 năm/lần và cấp trung ương 3 năm/lần…
Các đại biểu thả chim bồ câu hòa bình
www.thuathienhue.gov.vn
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản