- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Công tác Khoa giáo
Kết quả quan trắc chất lượng nước và xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất hiện các vệt nước màu vàng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong các ngày 23/3 - 24/3/2017, tại khu vực biển Chân Mây và biển Cảnh Dương thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc xuất hiện các vệt nước màu vàng. Sau khi xảy ra hiện tượng trên, các cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát, quan trắc và lấy mẫu nước biển tại hai khu vực trên; đồng thời cũng quan trắc, lấy mẫu nước tại khu vực biển Lăng Cô và vùng biển Thuận An (hai khu vực không có vệt nước vàng xuất hiện).
Tại thời điểm quan trắc cho kết quả như sau:
- Về chất lượng nước biển: hầu hết các thông số quan trắc, như: pH, ôxy hoà tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni (NH4+ tính theo N), nitrit (NO2-), photphat (PO43- tính theo P), xyanua (CN-), thuỷ ngân (Hg), tổng phenol, crom tổng số, cadimi (Cd), asen (As), chì (Pb), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), tổng dầu mỡ khoáng, coliform… đều đảm bảo giới hạn cho phép theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển.
- Về kết quả quan trắc tảo phù du: có sự khác nhau đáng kể về số lượng loài và mật độ các loài tảo phù du tại 4 điểm trên
+ Về số lượng loài: Tại vị trí không xuất hiện vệt vàng có số lượng loài cao; vị trí vùng nước bình thường gần khu vực có vệt vàng có số lượng loài thấp hơn; ở vị trí vùng nước có vệt vàng có số lượng loài rất thấp.
+ Về mật độ: Tại vị trí không xuất hiện vệt vàng và vị trí vùng nước bình thường gần khu vực vệt vàng có mật độ tảo thấp ghi nhận là 56730 tế bào/lít (khu vực đường luồng lạch tàu vào cảng Chân Mây tại phao E) và 651960 tế bào/lít (khu vực vịnh Lăng Cô cách cảng Chân Mây 8km). Tại vùng nước vệt vàng có mật độ rất lớn 14.013.270 tế bào/lít (khu vực bến cảng số 1 cảng Chân Mây) và 8.925.355 tế bào/lít (bãi tắm Cảnh Dương); trong đó có loài tảo Giáp Gonyaulax polygramma Stein 1883 (thuộc lớp Dinophyceae) chiếm ưu thế tuyệt đối lần lượt tại hai vị trí trên là 14.006.670 tế bào/lít và 8.918.000 tế bào/lít.
Căn cứ vào kết quả trên, bước đầu kết luận nguyên nhân gây ra vệt nước vàng trên biển ở khu vực biển Cảnh Dương, Chân Mây thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc là do sự xuất hiện và phát triển mạnh của loài tảo Giáp Gonyaulax polygramma, gây ra hiện tượng tảo nở hoa nước (thuỷ triều đỏ) làm nước biển đổi màu, có mùi tanh hôi, đồng thời làm giảm nồng độ oxy trong nước ở một số thời điểm làm cho thuỷ sản trong khu vực nổi trên bề mặt.
Hiện tại, các ban, ngành Trung ương đã và đang tích cực hỗ trợ, phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quan trắc tại các vùng biển của tỉnh nhằm kịp thời đánh giá, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, qua đó, ổn định tâm lý, đời sống cho người dân.
Bích Ngọc
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản