- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Chuyên đề » Đưa Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đòi hỏi về trách nhiệm nêu gương

Liên quan đến trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, mới đây, “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” được ban hành tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII). Quy định nêu gương không chỉ là khẩu hiệu, tiêu chí đề bạt cán bộ mà còn là tiêu chuẩn để đánh giá đối với tất cả đảng viên.
Bên cạnh các tiêu chí nêu gương, Đảng đã có Điều lệ, Cương lĩnh, Quy định về những điều đảng viên không được làm, các văn bản về xử lý kỷ luật của Đảng, Luật Cán bộ, công chức, viên chức... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm nêu gương trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt.
Để các quy định về trách nhiệm nêu gương theo Nghị quyết Trung ương 8 phát huy được vai trò, trở thành “văn hóa nêu gương” cần thiết phải thực hiện một số giải pháp… Đó là, các nghị quyết, quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương không chỉ được học tập, thực hiện trong cán bộ, đảng viên mà phải được phổ biến rộng rãi cho Nhân dân biết, đồng thuận, trở thành một kênh phát hiện, kiểm soát những biểu hiện thiếu gương mẫu của đảng viên trong cộng đồng dân cư. Có như vậy mới trở thành một phong trào, một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong xã hội.
Cần bổ sung các quy định hiện hành trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Xác định nêu gương không chỉ là tự giác chấp hành mà phải thực sự trở thành tiêu chuẩn khắt khe buộc mỗi đảng viên phải nghiêm túc thực hiện. Đảng viên lãnh đạo yêu cầu càng phải cao, nói đi đôi với làm, chủ động làm trước để nêu gương. Nêu cao phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư và xem đó là thước đo quan trọng trong đánh giá cán bộ.
Trong kiểm điểm định kỳ hoặc tự nhận xét đánh giá, yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên tự giác kiểm điểm theo từng tiêu chí. Tùy theo chức vụ khác nhau mà xác định mức độ cao thấp theo phương châm: cấp trên làm gương cho cấp dưới, cán bộ có chức vụ càng cao càng phải nêu gương nghiêm túc hơn. Khuyến khích “văn hóa từ chức” nếu không còn tín nhiệm, tiến tới xây dựng quy chế từ chức, không tự giác thì gợi ý hoặc bắt buộc từ chức (không chờ bị cách chức).
Đảng viên cấp cao, cấp chiến lược phải là những tấm gương sáng nhất, thực sự khắt khe với chính mình. Mỗi hành vi, biểu hiện thiếu gương mẫu của cán bộ, đảng viên cấp cao sẽ ảnh hưởng rất lớn với toàn xã hội, cho nên không để những biểu hiện “không trong sáng” trở thành những câu chuyện đàm tiếu trong Nhân dân.
Những tấm gương vì nước, vì dân trong đội ngũ lãnh đạo là những nhân tố tích cực, những gương sáng cho xã hội soi vào. Bên cạnh nội dung về trách nhiệm nêu gương, cần thiết phải đưa ra các chế tài ràng buộc cho đảng viên, nhất lãnh đạo cấp cao nêu gương một cách nghiêm túc.
http://baothuathienhue.vn
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản