- Bảo vệ nền tảng tư tưởng
- Tin tức - Sự kiện
- Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản
- Giáo dục lý luận chính trị
- Lịch sử Đảng
- Văn hóa - Văn nghệ
- Công tác Khoa giáo
- Tin hoạt động cơ sở
- Chuyên đề
- Văn bản phát hành của ban
- Các sự kiện chính trị quan trọng và Kỷ niệm các ngày lễ
- Xây dựng Đảng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng
NGHỆ SĨ NOI GƯƠNG TRƯỚC CÔNG CHÚNG

Nghị định số 24/2020/NĐ-CP (Nghị định 24) của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 24-2-2020, quy định chi tiết một số điều trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đáng chú ý, Điều 4 của nghị định ghi rõ: “Hạn chế hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình”.
Vậy, đây có phải là điều bây giờ mới quy định hoặc như thế là quá khắt khe đối với nghệ sĩ, diễn viên... Điều này cần khẳng định: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hạn chế hình ảnh nghệ sĩ, diễn viên sử dụng chất kích thích trong các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình không phải đến nay mới có mà đã được cảnh báo từ nhiều năm nay. Gần nhất, tháng 11-2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 25 quy định việc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh. Ngay khi ban hành, không ít ý kiến trong giới nghệ thuật cho rằng thông tư quá khắt khe với người làm nghệ thuật, bởi nó hạn chế sự sáng tạo của diễn viên lẫn đạo diễn. Vì có những dạng nhân vật và tính cách nhân vật nếu không sử dụng thuốc lá thật sẽ làm giảm đi màu sắc đời sống của nhân vật. Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ sáng tạo, nhà sản xuất đã rất ủng hộ, cho rằng điều này hoàn toàn phù hợp với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong xã hội. Bởi những hình ảnh hút thuốc trên sân khấu hay trong phim ảnh có thể tác động tới người xem, khuyến khích hoặc dần tạo thói quen hút thuốc.
Với Nghị định 24, dễ thấy điểm tích cực vì nếu siết chặt các quy định, những cảnh quay quảng cáo bia, rượu một cách lộ liễu, hoặc cảnh quay, diễn cùng thức uống có cồn không phục vụ nội dung tác phẩm nghệ thuật sẽ dần bị loại bỏ; đồng thời tăng tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật. Trên thực tế, xu hướng hạn chế hình ảnh diễn viên trên phim ảnh, sân khấu, truyền hình sử dụng rượu, bia đã được nhiều quốc gia thực hiện lâu nay và khá chặt chẽ. Đây cũng là xu hướng được công chúng và nhiều nhà quản lý, hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình tại Việt Nam đồng tình thời gian qua. Theo một số đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh, nghệ sĩ phải tự ý thức được việc hạn chế sử dụng rượu, bia trong các tác phẩm của mình, tính toán kỹ để hình ảnh chỉ xuất hiện khi thật cần thiết.
Tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người đang ngày càng được kiểm soát. Không nên ngụy biện rằng rượu, bia giúp phản ánh tâm trạng hay cá tính nhân vật mà để lọt những hình ảnh phản cảm, có tác động xấu của rượu, bia trên sân khấu, màn ảnh hay truyền hình. Nghệ sĩ cũng là con người, nhưng họ là người của công chúng, người được yêu mến và trân trọng, nên phải đặc biệt lưu ý đến mọi hoạt động, diễn xuất của mình. Họ phải xác định điều gì được phép làm, điều gì không, để tránh làm tấm gương xấu đối với người hâm mộ. Nghị định 24 thể hiện tinh thần “hạn chế” chứ chưa “cấm” tuyệt đối hình ảnh sử dụng rượu, bia. Tuy nhiên, cũng đã đến lúc các nghệ sĩ, diễn viên cần tìm kiếm và trau dồi những kỹ năng diễn xuất mới mẻ hơn khi cần thể hiện nội tâm, sự suy tư, bế tắc hay thăng hoa của nhân vật. Trong quá trình thực hiện nghị định, đòi hỏi các nhà quản lý cần tiếp tục lắng nghe và tiếp thu ý kiến để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp; sao cho vừa tuân thủ pháp luật, vừa bảo đảm được không gian sáng tạo nghệ thuật.
CHÂU XUYÊN
Tiêu điểm
-
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc ...
-
Khoảnh khắc đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến! ...
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng ...
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đọc, xem nhiều nhất
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Phòng Tuyên truyền-Báo chí-Xuất bản