633
+ aa -

Hoạt động cấp ủy

Cập nhật lúc : 07/10/2014 11:05
Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi: Hướng bảo vệ môi trường ở Quảng Điền
Quảng Điền là huyện có thế mạnh trong chăn nuôi trồng trọt, những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên, do chăn nuôi theo phương thức tập quán truyền thống phân của gia súc, gia cầm không được xử lý nên đã tạo nên sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong cuộc sống. Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường là vấn đề đang được các cấp, các ngành quan tâm, mô hình nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học được triển khai thử nghiệm tại thôn Phước Lý, xã Quảng Phước đã mở ra hướng triển vọng trong chăn nuôi an toàn thân thiện ở Quảng Điền.
Mô hình chăn nuôi đêm lót sinh học ở Quảng Phước

Cùng với các địa phương khác trên địa bàn huyện, phần lớn nhân dân xã Quảng Phước sống bằng nghề nông với cơ cấu cây trồng phong phú nên nguồn thức ăn từ phế phụ phẩm của nông nghiệp dồi dào. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gà thả vườn. Tuy nhiên, việc chăn nuôi của các hộ gia đình còn nhỏ lẻ, tự phát, phần lớn gà nuôi theo phương thức thả rong, thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã phát triển đàn nuôi lên vai trăm, nhưng không xử lý phân chuồng triệt để dẫn đến mùi hôi, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng người dân xung quanh.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đưa lĩnh vực chăn nuôi theo hướng thân thiện môi trường, thông qua nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành thử nghiệm mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học. Mô hình được triển khai ở thôn Phước Lý, xã Quảng Phước với 4 hộ dân tham gia. Số lượng đưa vào thả nuôi 400 con, những hộ tham gia mô hình có đủ điều kiện đất đai, chuồng trại và vốn đối ứng theo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật của dự án. Trung bình mỗi hộ nuôi 100 con gà lai đá, sau 3 tháng đưa vào thả nuôi, hầu hết các đàn gà của các hộ phát triển khá tốt, bình quân mỗi con có trọng lượng 1,4 - 2 kg. Qua chuyến tham quan thực tế ở các hộ nuôi, được biết tất cả các khu vực nuôi gà bằng đệm lọt sinh học theo quy trình kỹ thuật, lượng phân gà thải ra điều quan khử chất BALASA -N01 nên phân gà không còn mùi hôi như trước đây, tư đó mức độ ô nhiễm môi trường cũng không xảy ra.

Tại vườn nuôi của ông Hà Liễm, thôn Phước Lý, xã Quảng Phước 100 gà lai đá của ông phát triển khá đều, ông cho biết, theo quy trình kỹ thuật, thời gian 1 tháng đầu gà còn nhỏ cho ăn thức ăn đã qua tinh chế, sau khi gà 2 tháng tuổi chủ yếu cho ăn gạo và lúa, bình quân mỗi tháng gia đình dọn vệ sinh 2 lần. Chăn nuôi gà an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, không dịch bệnh... Mục đích của quá trình nay là bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, đồng thời tạo ra loại nông sản có chất lượng tốt để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần phát triển kinh tế của địa phương….

Chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học phù hợp với điều kiện gia đình, bằng hình thức nuôi nuôi khoanh vùng bổ sung đầy đủ thức ăn nước uống trong khu vực nuôi. Thức ăn cho gà được trộn với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cám gạo. Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi cần bổ sung các loại vitamin trong thức ăn, nước uống để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho gà những khi thời tiết thay đổi. Bằng phương pháp cho ăn tự do và cung cấp nước uống sạch thường xuyên tại chuồng nên gà nuôi đạt tỷ lệ sống khá cao. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh học không những mang lại hiệu quả kinh tế mà mô hình còn mamg lại  hiệu quả xã hội nhất là môi trường trong chăn nuôi khá lớn, giúp cho người nông dân bước đầu tiếp cận được phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, biết áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm với mầm bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, tận dụng nguồn phế phụ phẩm sẵn có để giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả kinh tế. Từ những hiệu quả đó, trong  năm 2014 này các địa phương trên địa bàn huyện đã khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi trên đêm lót sinh học ở gà và lợn trên diện rộng. Thực tế sau khi nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hương an toàn sinh học môi trường trong khu vực nuôi không những được cải thiện mà tình hình dịch bệnh ở vật nuôi cũng giảm đáng kể. Tạo cho người chăn nuôi niềm tin khí thế phát triển chăn nuôi theo hướng tổng đàn.

Theo ông Hoàng Vọng – Phó trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện cho biết: Trên thực tế chăn nuôi chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng trọt, để lĩnh vực chăn nuôi của huyện kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, hạn chế dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường, từ ăm 2015 huyện Quảng Điền sẽ phấn đấu có từ 50 – 60% hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chăn nuôi theo phương thức đệm lót sinh học để góp phần giải quyết được bài toán cải thiện ô nhiễm môi trường, hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

 

Công Cường