In trang

Quảng Điền khẩn trương đối phó với lũ
Cập nhật lúc : 21:10 11/06/2023

Hiện nay trên địa bàn huyện Quảng Điền đang bị ngập sâu trong nước lũ, toàn huyện có 451 nhà dân bị ngập lút, nước lụt cũng đã gây thiệt hại thiệt hại nhiều công trình đường giao thông nội đồng, kênh mươn thuỷ lợi và 60 ha rau màu vụ Đông của bà con Nhân dân. Để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Quảng Điền đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ.

Tại thôn Thủ Lễ, xã Quảng Phước, một vùng rất thấp trũng huyện Quảng Điền, nhiều khu dân cư bị ngập sâu trong nước lũ. Như nhiều người dân khác, gia đình ông Nguyễn Xuân Quốc ở thôn Thủ Lễ 2, xã Quảng Phước đã dự trữ lương thực, thực phẩm, kê dọn tài sản lên cao, nhưng do lụt quá lớn đã làm thiệt hại tài sản của gia đình ông rất lớn bao gồm gia súc, gia cầm và lượng lúa của gia đình đã bị ngâm nước hư hỏng hoàn toàn. Theo ông Quốc nước lụt không những gây thiệt hại về kinh tế, phương tiện đi lại khó khăn mà nổi lo lơn nhất là vấn đề ông nhiễm môi trường sau lũ.

Nước lụt dâng cao, các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyên bị ngập lút như; tuyến đường tỉnh lộ 8A, tuyến đường tỉnh lộ 4, đường liên xã, đường thôn các xã Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ bị ngập sâu (khoảng từ 0,2 - 1,5m). Nhiều tuyến đường thôn các xã Quảng Vinh, Quảng Phú, thị trấn Sịa bị ngập sâu (0,2 - 1m) vì vậy phương tiện đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Tại địa bàn xã Quảng Thành đến hôm nay nước lũ ngập lụt nhiều thôn, tuyến đường tỉnh lộ 4b đoạn ngan qua xã ngập sâu hơn 1 m. Theo ông Nguyễn Ngọc Cảnh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết:  Hiện nay trên địa bàn xã vẫn đang mức cao, có 250 hộ bị ngập lút từ 0,3-0,5 m. Trước tình hình như vậy nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản của Nhân dân, UBND xã Quảng Thành đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó với mưa lũ. Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Cảnh Sơn nước lũ đã gây thiệt hại hoàn toàn 12,4 ha rau xanh của bà con Nhân dân, các tuyên đê bao nội đồng đang bị ngập sâu trong nước nên chưa kiểm tra xác định mức độ thiệt hại. Vấn đề đang được chính quyên địa phương xã Quảng Thành tập trung đó là giải quyết tình trạng môi trường sau lũ.

Tại địa bàn xã Quảng An, qua thống kế của chính quyền địa phương, đến nay, toàn xã các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xóm ngập sâu từ 0,4m đến 0,7 m. Toàn xã có hơn 50 nhà dân bị nước lũ ngập sâu 0,3 m. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân xã đã tiến hành di giời 12 hộ với 30 nhân khẩu đến nơi trú ẩn an toàn. Với phương chậm di giời tại chổ, những gia đình nào nền đất thấp, nhà tạm đều được chuyển đến những nhà cao ráo an toàn hơn. Cũng tương tự như vậy tại địa ban xã Quảng Thọ, nước lũt ngập sâu, chia cắt toàn bộ các khu dân cư. Theo thông tin từ lãnh đạo UBND  xã Quảng Thọ cho biết; Đến thời điểm hiện trên địa bàn xã có hơn 130 nhà dân bị nước ngập sâu tư 0,3 -0,6m. Để chủ động ứng phó với mưa lũ, chính quyền địa phương đã triển khai các phương án phòng chống thiên tai. Theo đó tập trung phương châm “4 tại chổ”, tăng cường công tác tuyên truyền vận động bà con Nhân dân nêu cao ý thức phòng chống thiên tai, vận động người dân hạn chế đi lại khi không cần thiết.

Theo thông tin từ Ban chỉ Huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện trong những ngày qua lượng mưa khá lớn, kết hợp triều cường dâng cao đã gây lũ lớn trên địa bàn huyện. Các tuyến giao thông quan trong của huyện bị ngập sâu từ 0,3m đến hơn 1m. Toàn huyện có 451 nhà dân bị nước ngập, trong đó nặng nhất là ở các xã Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ và Quảng Phước. Nước lũ cũng đã gây ngập lút hơn 60 ha rau màu vụ Đông của bà con nông dân. Dự báo từ ngày 15/11 đến ngày 17/11 trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa to, mưa rất to và rải rác có dông. Tổng lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 500mm. Mực nước trên các sông duy trì ở mức cao trên báo động 3; gây ngập lụt diện rộng. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân UBND huyện đã ban hành Công Điện Số: 08/CĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2023. Theo đó yêu cầu các địa phương Triển khai ngay phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lớn. Rà soát, kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực dễ sạt lở, trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy hải sản, khu vực có nguy cơ ngập lụt sâu, nước chảy mạnh. Triển khai phương án ứng phó mưa lũ tại cấp xã theo phương châm 4 tại chỗ. Chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng công trình bảo đảm an toàn trong thiên tai. Tăng cường lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt; cảnh giới, hướng dẫn phương tiện giao thông tại các ngầm, tràn khi xảy ra lũ lụt; quản lý chặt chẽ các ghe, thuyền bãi ngang ven biển, đầm phá và trên các sông; nghiêm cấm người dân đi đánh cá, vớt củi khi có mưa lũ. Đẩy mạng công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, xăng dầu và các nhu yếu phẩm khác đảm bảo đủ dùng trong vòng 07-10 ngày để đề phòng lũ ngập sâu, kéo dài.

Công Cường