In trang
Virus chết người Ebola đang hoành hành mạnh mẽ tại châu Phi. (Ảnh: AFP)

Dịch Ebola: Số người tử vong đã vượt quá 1.000
Cập nhật lúc : 09:12 08/03/2014

Liberia, một trong những quốc gia đang phải gánh chịu dịch bệnh Ebola, sẽ nhận được từ Mỹ các mẫu của loại huyết thanh thử nghiệm chống Ebola, trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nhóm họp vào hôm nay (12/8) để kết luận về khả năng sử dụng các loại thuốc chưa được chính thức công nhận.

Ngày 12/8, Tổng thống Liberia tuyên bố khẳng định “Nhà Trắng và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Bộ Y tế Mỹ đã chấp thuận yêu cầu của Liberia" cung cấp "các liều thử nghiệm huyết thanh để điều trị cho các bác sĩ Liberia hiện đang bị nhiễm bệnh".

 

Thỏa thuận này được đưa ra sau yêu cầu của Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf gửi đến người đồng nhiệm Mỹ Barack Obama vào ngày 8/8 vừa qua và trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới đang nhóm họp ở Geneva vào hôm nay để đưa ra kết luận cho những tranh cãi về việc có nên sử dụng các loại thuốc không được công nhận chính thức hay không.

 

Tổng thốngLiberiacho biết, phương pháp điều trị thử nghiệm sẽ được một thành viên của chính phủ Mỹ đưa đếnLiberiatrong tuần này, song không đưa ra một ngày cụ thể.

 

Cũng theo nguồn tin, Giám đốc điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới, bà Margaret Chan đã cho phép gửi tớiLiberiathêm các liều huyết thanh thử nghiệm để giúp cải thiện việc điều trị. Những mẫu bổ sung cũng sẽ được đưa đếnLiberiavào cuối tuần này bởi các chuyên gia của WHO.

 

Dịch bệnh Ebola bắt đầu bùng phát vào mùa đông ở Tây Phi (Liberia,Sierra LeonevàGuinea). Theo đánh giá mới nhất vừa được Tổ chức Y tế Thế giới công bố ngày 11/8, tính từ thời điểm bùng phát dịch ở Tây Phi từ tháng 2 đến nay, dịch bệnh Ebola đã khiến 1.013 người tử vong trong số 1.848 ca nhiễm bệnh.

 

Theo đó, chỉ trong vòng 3 ngày (7 – 9/8), đã có tới 52 người ở 3 quốc gia tại Tây Phi tử vong do nhiễm virus Ebola. Trong đó, tại Liberia có 29 người tử vong, ở Sierra Leone có 17 người và ở Guinea có 6 người.

 

Nigeriacùng vớiGuinea,Sierra LeonevàLiberialà những quốc gia hứng chịu sự hoành hành dữ dội của Ebola. WHO đánh giá đây là dịch lớn nhất trong lịch sử gần 40 năm qua với tốc độ lan truyền nhanh và tồi tệ.

 

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, không có biện pháp điều trị đặc hiệu hoặc vắc-xin phòng chống virus Ebola, vốn lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch cơ thể của người và động vật bị nhiễm bệnh.

 

Huyết thanh thử nghiệm gây tranh cãi

 

Trong những ngày gần đây, nhiều quốc gia đã bày tỏ mong muốn sử dụng các kháng thể thử nghiệm được gọi là "ZMapp" được phát triển trong phòng thí nghiệm tư nhân ở Mỹ và chưa bao giờ được thử nghiệm trên con người trước đây.

 

Huyết thanh thử nghiệm Zmapp, do Công ty Mapp Biopharmaceutical có trụ sở tạiCalifornia(Mỹ) sản xuất, được dùng điều trị cho 2 bác sĩ người Mỹ bị nhiễm virus chết người này ởLiberia. 2 bác sĩ đồng ý được điều trị bằng loại thuốc này mặc dù họ biết rằng đây là loại thuốc chưa từng được kiểm nghiệm trên người và sức khỏe của họ hiện đang hồi phục rất tốt.

 

Bộ Y tế Tây Ban Nha cũng cho biết, một linh mục 75 tuổi của nước này đang làm việc tại Liberia, Miguel Pajares, bị nhiễm virus Ebola và đang được điều trị cách ly tại một khu riêng biệt ở bệnh viện Carlos III ở Madrid cũng sẽ là người châu Âu đầu tiên được sử dụng huyết thanh thử nghiệm này.

 

Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc có nên sử dụng thuốc thử nghiệm chưa được cấp phép và chưa biết tác dụng phụ để chống dịch Ebola hay không và ai là người được ưu tiên sử dụng thuốc này. Việc dùng thuốc thử nghiệm tại các nước phương Tây và chưa đưa thuốc này đến châu Phi đã bị chỉ trích là phân biệt đối xử giữa người da trắng và người da đen.

 

Tuy nhiên, ngày 11/8, các công ty dược phẩm của Mỹ phát triển ZMapp cho biết họ đã vận chuyển tất cả các liều thuốc có sẵn tới Tây Phi, song không nêu rõ quốc gia nào; đồng thời chỉ ra rằng việc điều trị được cung cấp "miễn phí trong tất cả các trường hợp".

 

Vấn đề y đức được đặt ra

 

WHO hiện đang nỗ lực bàn thảo để xác định một quan điểm đúng đắn nhất trước lời kêu gọi khẩn cấp sử dụng loại thuốc chưa được cho phép để cứu các bệnh nhân. Vấn đề này đã được nhấn mạnh trong cuộc họp trực tuyến ngày 11/8 với các chuyên gia, trong đó đặc biệt là các vấn đề về y đức.

 

Sau khi điều trị, với kết quả tích cực ban đầu của 2 người Mỹ, những lời kêu gọi cho phép sử dụng loại huyết thanh thử nghiệm này tăng lên đáng kể ngay cả khi trước đó nó chưa bao giờ được thử nghiệm đối với con người và chưa được công nhận bởi bất kỳ cơ quan y tế nào.

 

Hãng thông tấn AFP (Pháp) dẫn lời bà Marie-Paule Kieny, Trợ lý Tổng giám đốc WHO cho biết: "Có đạo đức để sử dụng các loại thuốc chưa được công nhận hay không, và nếu có thì cần xác định những tiêu chuẩn nào, trong những điều kiện nào thì chúng ta nên tiến hành việc điều trị này và phải điều trị thế nào?". Đó là những vấn đề mà các chuyên gia của WHO phải tiến hành giải đáp.

 

Tổng thống Alpha Conde của Guinea – quốc gia đầu tiên bị tác động bởi Eboka, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế xem "Ebola là một mối quan tâm toàn cầu để sản xuất vắc-xin" chống lại virus chết người này.

 

Các biện pháp phòng chống khác được tăng cường

 

Ngày 8/8, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố “tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp trên toàn cầu”, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ châu Phi ứng phó với dịch bệnh này.

 

Cùng ngày, Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc sau khi có một người Liberia gốc Mỹ và một y tá người Nigieria tử vong vì dịch bệnh Ebola tại quốc gia đông dân nhất châu Phi này. Tổng thống Jonathan đã kêu gọi người dân tránh tập trung đông người để ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola, đồng thời thông qua khoản chi khẩn cấp 1,9 tỷ naira (11,6 triệu USD) để thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bao gồm thành lập thêm các trung tâm cách ly, kiểm tra tại các khu vực biên giới và truy tìm các mối liên hệ. Tổng thống Jonathan cũng nhấn mạnh các ca tử vong phải được thông báo đến nhà chức trách và người dân không nên loan truyền các thông tin sai lệch liên quan đến dịch bệnh Ebola.

 

Về phần mình,Liberiacũng đã tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh chết người Ebola. Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf đã công bố khoanh vùng dịch tại tỉnh Lofa (phía Bắc), khu vực thứ ba bị khoanh vùng và cách ly các cộng đồng dân cư. Bà Sirleaf cũng ra lệnh đình chỉ trong thời gian một tháng các chuyến du lịch nước ngoài đối với tất cả các quan chức nhà nước.

 

Côte d'Ivoirecũng thông báo cấm mọi chuyến bay đến từ các nước đang bị dịch Ebola hoành hành. Theo đó, mọi hãng hàng không chở hành khách từ các nước Tây Phi gồm Liberia, Sierra Leone, Guinea và Nigeria không được vào Côte d'Ivoire. Sân bayAbidjancũng được tăng cường các biện pháp phòng ngừa. Mọi hành khách đếnCôte d'Ivoiresẽ bị kiểm tra thân nhiệt.

 

TạiRwanda, Bộ Y tế cho biết, các hệ thống giám sát và hệ thống quản lý tình trạng khẩn cấp đã được thiết lập để đối phó với Ebola. Các nhân viên y tế đã được huấn luyện trên toàn quốc và luôn trong tư thế cảnh giác cao độ.

 

Trong khi đó,Zambiađã cấm người dân bản địa du lịch tớiGuinea,Sierra LeonevàLiberia. Trước đó, nước này đã ban bố lệnh đóng cửa biên giới./.

 

ĐCSVN-Theo AFP, AP, Reuters, LeMonde