2021: chuyển đổi số sẽ đóng góp hơn 1 nghìn tỷ USD vào GDP của Châu Á Thái Bình Dương
Cập nhật lúc : 13:55 03/09/2018
Nghiên cứu của IDC và Microsoft dự đoán khoảng 60% GDP của khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ đến từ các sản phẩm và dịch vụ số vào năm 2021.
Chuyển đổi số sẽ đóng góp khoảng 1,16 nghìn tỷ USD vào GDP của châu Á Thái Bình Dương, với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 0.8% theo nghiên cứu mới nhất vừa được công bố hôm nay. Nghiên cứu này được thực hiện bởi Microsoft và IDC Châu Á Thái Bình Dương, mang tên: “Giải mã những ảnh hưởng kinh tế của Chuyển Đổi Số tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương ”.
Nghiên cứu cho thấy một sự tăng tốc kinh ngạc của Chuyển đổi số trên các nền kinh tế châu Á. Vào năm 2017, khoảng 6% GDP của khu vực đến từ các sản phẩm và dịch vụ số, thông qua việc sử dụng các công nghệ số như di động, đám mây, vạn vật kết nối (IoT) và trí thông minh nhân tạo (AI). Con số này sẽ tăng lên đến 60% vào năm 2021.
Nghiên cứu được thực hiện với 1.560 những người đứng đầu các doanh nghiệp vừa và lớn thuộc 15 nước trong khu vực, nhằm tìm hiểu sự thay đổi đột phá mà chuyển đổi số sẽ đem lại cho các mô hình kinh doanh truyền thống.
Các đáp viên xác nhận 5 lợi ích chính mà chuyển đổi số mang lại cho họ là:
• Cải thiện biên lợi nhuận
• Gia tăng năng suất
• Sự ủng hộ từ khách hàng
• Giảm chi phí
• Tăng doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ mới
Theo kết quả nghiên cứu, những doanh nghiệp tiên phong đã bắt đầu nhìn thấy 15-17% những ưu đãi này ngay ngày hôm nay. Con số này sẽ là hơn 50% vào năm 2020, trong đó, lợi ích được dự đoán sẽ tăng nhiều nhất là sự ủng hộ từ khách hàng.
“Chuyển đổi số mang lại những ảnh hưởng tích cực và đo lường được cho nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, nơi mọi tổ chức đều nhận thấy sự cần thiết để trở thành tổ chức số,” ông Ralph Haupter, Chủ tịch Microsoft Châu Á cho biết. “Rất nhiều khách hàng của chúng tôi có nhu cầu triển khai những công nghệ mới nổi như trí thông minh nhân tạo vào một phần của các bước chuyển đổi số khởi đầu, và điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều hơn nữa.”
Các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số tại Châu Á Thái Bình Dương sẽ hưởng những cơ hội kinh tế khổng lồ
84% các tổ chức trong khu vực đã và đang trong cuộc hành trình chuyển đổi số, tuy nhiên, chỉ có 7% là các doanh nghiệp tiên phong. Đó là những tổ chức đã có chiến lược chuyển đổi số hoàn thiện hoặc tiến bộ, với ít nhất 1/3 doanh số đến từ các sản phẩm và dịch vụ số. Hơn nữa, những công ty này đã bước đầu nhìn thấy được 20-30% những ưu đãi về mặt lợi ích trên các phương diện kinh doanh từ những chuyển đổi ban đầu của họ.
Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp tiên phong sẽ hưởng gấp đôi các lợi ích so với các doanh nghiệp theo sau, và những lợi ích đó sẽ càng rõ nét hơn vào 2020. Gần một nửa các doanh nghiệp tiên phong (48%) có chiến lược chuyển đổi số hoàn chỉnh.
“Chuyển đổi số đang diễn ra vô cùng nhanh chóng, và IDC dự đoán rằng vào năm 2021, ít nhất 60% GDP của khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ là số hoá, với sự phát triển tại các ngành xuất phát từ các ưu đãi kỹ thuật số, vận hành và quan hệ. Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp tiên phong sẽ hưởng gấp đôi các lợi ích so với các doanh nghiệo theo sau, với sự khả quan trong năng suất, giảm chi phí và ưu ái từ khách hàng. Để luôn ở thế thượng phong, các doanh nghiệp phải ban hành hệ thống đo lường mới, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và thiết kế lại nền tảng công nghệ.” – ông Daniel-Zoe Jimenez, Giám Đốc nghiên cứu chuyển đổi số trong thực tế, IDC Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Năm yếu tố khác biệt giữa các doanh nghiệp tiên phong và các doanh nghiệp khác ở Châu Á Thái Bình Dương:
• Doanh nghiệp tiên phong quan tâm hơn đến đối thủ và các công nghệ đột phá mới:
Nền kinh tế số đã mang đến nhiều đối thủ mới, cũng như các công nghệ đột phá như trí thông minh nhân tạo, góp phần thay đổi các mô hình kinh doanh.
• Doanh nghiệp linh hoạt và văn hoá sáng tạo là những mục tiêu chính: Khi đối mặt với các vấn đề trong kinh doanh, các doanh nghiệp tiên phong chú trọng việc thiết lập một văn hoá của sự linh hoạt và sáng tạo để cạnh tranh với đối thủ. Ngược lại, các doanh nghiệp khác lại quan tâm đến việc cải thiện năng suất lao động và lợi nhuận.
• Đo lường thành công của chuyển đổi số: Các tổ chức của khu vực châu Á Thái Bình Dương đã bắt đầu sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs) mới để có thể đo lường tốt hơn kết quả của các hoạt động chuyển đổi số, như hiệu quả của quy trình, vốn dữ liệu và sự ủng hộ của khách hàng với chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (NPS). Bởi vì các tổ chức nhận thấy tiềm năng của dữ liệu như là nguồn tài nguyên mới cho nền kinh tế số, các doanh nghiệp tiên phong luôn quan tâm nhiều hơn đến việc tận dụng dữ liệu để tăng doanh thu và năng suất, và thay đổi mô hình kinh doanh.
• Các doanh nghiệp tiên phong biết rõ các rào cản trên hành trình chuyển đổi số:. Bên cạnh các rào cản lớn là kỹ năng kỹ thuật số và an ninh mạng, các doanh nghiệp tiên phong cũng đã xác định sự cần thiết trong việc tăng cươngf khả năng dữ liệu thông qua việc sử dụng các phân tích tiên tiến để đưa ra những kế hoạch thực hiện cho các nền kinh tế đang phát triển.
• Doanh nghiệp tiên phong tìm kiếm cơ hội đầu tư vào AI và Internet of Things: Các công nghệ đột phát như AI (bao gồm dịch vụ nhận thức và người máy) và IoT là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp tiên phong sẽ đầu tư vào trong năm 2018. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm đến phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) để đào dữ liệu cho các kế hoạch thực hiện khác.
“Trong cuộc đua chuyển đổi số, ai nhanh tay người đó sẽ hưởng lợi. Chính vì vậy, một điều rất quan trọng đó là doanh nghiệp cần suy nghĩ theo cách của doanh nghiệp tiên phong khi tiếp cận các hoạt động chuyển đổi. Doang nghiệp cần xây dựng hệ sinh thái công nghiệp – từ nhân viên đến khách hàng, đối tác – nhằm phát triển chuỗi giá trị bằng cách thấu hiểu hơn thông qua các nguồn dữ liệu mới, mở rộng sản phẩm và dịch vụ số, và nuôi dữ liệu thành một tài sản vốn của riêng mình”, ông Haupter chia sẻ thêm.
“Microsoft luôn đồng hành cùng các tổ chức châu Á trong con đường tiến tới sự chuyển đổi số thành công, thông qua nền tảng linh hoạt và giải pháp mang lại sự tiện nghi, tổng hợp và tinh tưởng. Chính chúng tôi cũng đã trải qua giai đoạn chuyển đổi số, do đó chúng tôi hiểu doanh nghiệp cần những gì để thành công trên con đường này.”
Từ năm 2005, Vinamilk đã lên kế hoạch số hóa để không chỉ trở thành nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm sữa hàng đầu Việt Nam, hàng đầu 50 trên thế giới. Không chỉ ấp ủ ước mơ trở thành nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm sữa hàng đầu Việt Nam, Vinamilk còn có tham vọng lọt vào top 50 nhãn hàng sữa hàng đầu thế giới. Để thực hiện điều đó, hãng sữa này đã lên kế hoạch số hóa từ năm 2005, với bước tiên quyết là tìm kiếm một giải pháp công nghệ an toàn và có tính di động cao.
“Nhận thấy tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và những lợi ích sẽ đạt được trong tương lai, Vinamilk đã nhanh chóng bắt tay vào công tác chuyển đổi số từ 2005 cùng Microsoft. Đó là một quyết định đúng đắn giúp chúng tôi có được sự thành công của hôm nay.” CTO của Vinamilk - ông Nguyễn Nghị cho biết. “Việc triển khai Office 365 ATP và EMS đã giúp chúng tôi cắt giảm được gần 80% chi phí vận hành. Giờ đây, chúng tôi có thể dễ dàng đưa ra những quyết định quan trọng một cách nhanh chóng, khi việc phân tích dữ liệu và phác thảo xu hướng được thực hiện dễ dàng hơn với Power BI.”
Gần đây, Microsoft cũng trở thành sự lựa chọn của Trung Nguyên trong công cuộc số hóa của tập đoàn. Nhằm giữ vững vị thế trên thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam, Trung Nguyên đã xem số hóa là một việc phải làm. Trải quá một quá trình dài tìm hiểu và lên chiến lược cụ thể, vào đầu năm nay, Trung Nguyên đã quyết định “đám mây hóa” hệ thống quản lý chuỗi cửa hàng của tập đoàn. Ông Nguyễn Nguyên, phó tổng giám đốc tập đoàn Trung Nguyên cho biết: “ Chúng tôi hi vọng với giải pháp của Microsoft, một ngày không xa, khách hàng của Trung Nguyên sẽ được tận hưởng những dịch vụ mang tính cá nhân hóa cao nhất. Đây cũng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng tôi củng cố vị thế của mình, tạo dựng sự khác biệt tại thị trường Việt Nam.” (pcworld)
Bản quyền thuộc Thành ủy Huế
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thanhuyhue.vn/